Nghị định 83 về cứu nạn, cứu hộ quy định gì?

02/06/2022
Nghị định 83 về cứu nạn cứu hộ
825
Views

Nghị định 83 về cứu nạn cứu hộ

Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy. Đáng chú ý, Nghị định này đã quy định về một số chế độ dành cho người trong thời gian được huy động làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ . Dưới đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu Nghị định 83 về cứu nạn, cứu hộ nhé!

Thuộc tính pháp lý

Số hiệu:83/2017/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:18/07/2017Ngày hiệu lực:04/10/2017
Ngày công báo:30/07/2017Số công báo:Từ số 527 đến số 528
Tình trạngCòn hiệu lực

Phạm vi điều chỉnh Nghị định 83 về cứu nạn cứu hộ

Nghị định này quy định về bố trí lực lượng và hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; nguyên tắc, quan hệ phối hợp, bảo đảm điều kiện và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đối tượng áp dụng của Nghị định 83 về cứu nạn cứu hộ

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Tóm tắt nội dung Nghị định 83 về cứu nạn, cứu hộ

Quy định về biện pháp phòng ngừa tai nạn và công tác chuẩn bị cứu nạn cứu hộ

Nghị định này quy định một số biện pháp phòng ngừa tai nạn như sau: Tuyên truyền phổ biến kiến thức về cứu nạn cứu hộ, phòng ngừa sự cố, tai nạn đối với nhà, công trình, địa điểm, phương tiện thiết bị….. Ví dụ: Ở khu vực dễ xảy ra đuối nước, dễ ngã xuống vực, hố sâu, điểm dễ trượt ngã nguy hiểm khác phải có biển cảnh báo nguy hiểm, biển cấm hoặc có các giải pháp để bảo đảm an toàn.

Bên cạnh đó, Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về một số công tác chuẩn bị cứu nạn, cứu hộ.

Quy định về hoạt động cứu nạn, cứu hộ

Nghị định đã quy định các vấn đề như cách thức phân công thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ; chế độ thông thông tin, tiếp nhận và xử lý tin báo về cứu nạn cứu hộ, cũng như nhiệm vụ quyền hạn của lực lượng cứu nạn, cứu hộ.

Trong đó, Nghị định đã quy định về những tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá dỡ nhà, công trình, chướng ngại vật và di chuyển tài sản khi cứu nạn, cứu hộ. Đây là quy định quan trọng mà người dân cần nắm rõ để tránh những hiểu lầm sau này. Theo đó, khi cần mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ hoặc cần ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ mà không còn cách nào khác thì được phá dỡ nhà, công trình, chướng ngại vật và di chuyển tài sản.

Quy định về các biện pháp bảo đảm điều kiện cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

Ngoài quy định về trang bị, phương tiện, thiết bị cứu nạn cứu hộ, Nghị định 83/2017 đã quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với lực lượng cứu nạn, cứu hộ . Đây là những quy định được người dân và những người công tác trong lực lượng cứu nạn cứu hộ rất quan tâm. Chế độ, chính sách được quy định như sau:

Đối với người tham gia cứu nạn, cứu hộ và đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ và đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành khi tham gia các hoạt động cứu nạn, cứu hộ

Những đối tượng này khi tham gia hoạt động cứu nạn cứu hộ được hưởng các chế độ, chính sách như khi tham gia chữa cháy quy định tại Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013 và Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.

Đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên, công nhân Công an thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ

Những đối tượng này ngoài việc được hưởng chế độ, chính sách theo quy định đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân còn được hưởng các chế độ định lượng ăn cao, bồi dưỡng khi tập luyện, khi cứu nạn, cứu hộ; được hưởng các chế độ, chính sách như đối với người làm các ngành, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo quy định của pháp luật.

Đối với người làm nhiệm vụ trực cứu nạn, cứu hộ

Những đối tượng này được hưởng chế độ trực ban đêm (bắt đầu từ 22 giờ) theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Đối với người được huy động làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ

Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ theo mức hưởng quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 19 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP. Cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm chi trả.

Người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian được huy động thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ theo quyết định của cấp có thẩm quyền được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, được thanh toán phụ cấp đi đường và tiền tàu xe, khi làm việc trong môi trường độc hại và nơi có phụ cấp khu vực, được hưởng theo chế độ hiện hành.

Tải xuống Nghị định 83 về cứu nạn cứu hộ

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Nghị định 83 về cứu nạn, cứu hộ”. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn các quy định về cứu nạn, cứu hộ; điều kiện cấp phép bay flycam; soạn thảo giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu mời bạn liên hệ trực tiếp đến hotline:

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:
– Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
– Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Phạm vi bảo hiểm cháy nổ

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho các thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm phát sinh từ rủi ro cháy, nổ, trừ các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.

Phòng cháy chữa cháy là hoạt động gì?

Phòng cháy chữa cháy là tổng hợp của mọi công tác liên quan tới việc phòng cháy và chữa cháy. Nhằm thực hiện mọi công tác phòng ngừa và giảm thiểu tối đa do cháy nổ gây ra. Giảm tác hại về tính mạng và tài sản của đơn vị. Việc phòng cháy chữa cháy đi đầu từ ý thức phòng cháy của mỗi cá nhân con người. Sau đó là các biện pháp chữa cháy hiệu quả, phù hợp trong khu vực có nguy cơ xảy ra cháy.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.