Gần đây, nhiều người hiểu sai quy định về vấn đề “xe không chính chủ” dẫn đến hoang mang, sợ bị phạt cũng như có những phản ứng tiêu cực với quy định này. Nhiều người vẫn băn khoăn rằng, khi mình đi xe của người khác, gây tai nạn sẽ bị xử lý như thế nào? Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Xe không chính chủ gây tai nạn bị xử lý như thế nào?” qua bài viết sau đây nhé!
Xe không chính chủ gây tai nạn
Hiện tại theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, không có lỗi nào gọi là lỗi “đi xe không chính chủ” như nhiều người đề cập đến. Mà chỉ có quy định về xử phạt đối với hành vi: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình theo quy định.
Cụ thể thì các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt khi:
Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) trong vòng 30 ngày kể từ khi được chuyển giao xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.
Như vậy, chỉ những trường hợp mua, được cho, được tặng… nêu trên mà không làm thủ tục sang tên theo quy định mới bị xử phạt. Cho nên, người dân di chuyển trên đường bằng xe đi mượn từ bạn bè, người thân… thì không bị phạt về lỗi không sang tên xe.
Xe không chính chủ khi nào bị phạt?
Theo quy định tại Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe chỉ được thực hiện qua 2 cách sau:
– Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
– Công tác đăng ký xe.
Như vậy, nếu người dân đang lưu thông trên đường mà CSGT kiểm tra thì cần xuất trình đủ các loại giấy tờ sau là được, sẽ không bị xử phạt về lỗi không sang tên xe dù tên trên cà vẹt và CMND/CCCD của người điều khiển khác nhau:
– CMND/CCCD
– Giấy đăng ký xe.
– Bằng lái xe.
– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.
– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).
Lỗi không sang tên xe theo quy định bị phạt bao nhiêu?
Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông, qua công tác đăng ký xe mà phát hiện tổ chức, cá nhân không sang tên xe theo đúng quy định thì bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô:
Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô:
Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.
Xe không chính chủ gây tai nạn bị xử lý như thế nào?
Khi xe bị tạm giữ do vi phạm luật giao thông hoặc gây tai nạn giao thông, cơ quan công an sẽ truy tìm theo đăng ký xe. Chủ xe sẽ phải tiếp tục chịu trách nhiệm liên đới về mặt hành chính cũng như hình sự. Nếu như xe sau khi đã bán, cho, tặng không sang tên chủ mới mà chiếc xe nằm trong diện tranh chấp, khởi tố hoặc điều tra vụ việc liên quan.
Với những xe bị tạm giữ, theo quy định hiện chỉ có chủ xe đứng tên trên giấy tờ mới có quyền lấy lại xe. Sẽ rất rắc rối đối với người sử dụng xe nếu chủ xe ở xa hoặc xe sau mua, bán, cho, tặng mà không thể liên lạc được với chủ xe.
Xe không chính chủ khiến người chủ mới/ chủ cũ của xe gặp rắc rối và lực lượng chức năng cũng gặp khó khăn trong công tác giải quyết tai nạn giao thông, xử phạt nguội vi phạm giao thông vì không tìm ra người sử dụng chiếc xe để xử phạt”.
Phương tiện đã mua bán qua nhiều người nhưng không làm các thủ tục sang tên, người mua sau chỉ cầm đăng ký xe và không có bất cứ giấy tờ mua bán gì khác. Điều này gây khó khăn cho cả người chủ cũ/ chủ mới lẫn cơ quan quản lý phương tiện, xử lý vi phạm, điều tra giải quyết tai nạn giao thông.
Mời bạn xem thêm
- Mua bảo hiểm xe máy online có bị phạt không?
- Lỗi lấn làn đè vạch xe máy
- Xe máy đi sai làn đường phạt bao nhiêu tiền?
- Luật giao thông khi qua vòng xuyến
- Quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu ô tô?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Lỗi không sang tên xe theo quy định bị phạt bao nhiêu?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy uỷ quyền xác nhận độc thân, điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy bị phạt:
Đối với Cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
Đối với Tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.2 triệu đồng.
Việc xử phạt hành vi vi phạm không đăng ký xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe chỉ được tiến hành trong hai trường hợp bao gồm:
Xác minh, phát hiện hành vi vi phạm thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
Xác minh, phát hiện hành vi vi phạm thông qua công tác đăng ký xe.
– Nếu người mượn xe gây tai nạn giao thông đảm bảo đủ điều kiện lái xe (Điều 58), đảm bảo độ tuổi, sức khỏe (quy định tại Điều 60 của Luật giao thông đường bộ 2008) và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thì người chủ sở hữu phương tiện hợp pháp cho mượn xe không phải chịu xử phạt vi phạm.
– Ngược lại nếu cho người không đủ tuổi, không đủ sức khỏe hoặc không có giấy phép lái xe mượn xe mà gây tai nạn chết người thì chủ xe phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 264 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội giao cho người chưa đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
– Theo đó chủ xe có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc nếu hậu quả là làm chết từ 3 người trở lên thì có thể bị phạt tù đến 7 năm.