Chào Luật sư, tôi nghe nói có mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ đất. Vậy mẫu đơn này được sử dụng trong trường hợp nào? Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ thửa đất mới gồm những nội dung nào? Tải mẫu đơn xin xác nhận vị trí đất ở đâu cho chính xác nhất. Tại sao phải xác nhận địa chỉ của thửa đất? Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ thửa đất mới? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Mẫu đơn xin xác nhận vị trí đất là gì và để làm gì? Mẫu đơn xin xác nhận vị trí đất 2022 và hướng dẫn soạn thảo? Quy định về xác định vị trí thửa đất? Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ thửa đất mới thế nào? Để giải đáp thắc mắc của bạn và tìm hiểu thêm những vấn đề có liên quan. Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Mẫu đơn xin xác nhận vị trí đất là gì?
Đơn xin xác nhận vị trí đất là văn bản do cá nhân, tổ chức viết gửi cơ quan có thẩm quyền để xin xác nhận lại vị trí đất phục vụ các mục đích nhất định
Đơn xin xác nhận vị trí đất được dùng để thể hiện mong muốn cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động xác nhận lại vị trí đất của cá nhân, tổ chức làm đơn.
Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ thửa đất mới
Tải xuống mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ thửa đất năm 2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN XIN XÁC NHẬN VỊ TRÍ ĐẤT
Kính gửi: – Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)……
– Ông… – Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn)…
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền sao cho phù hợp với thực tế)
Tên tôi là:…… Sinh năm:… (1)
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…. Do CA…. Cấp ngày…./…../…..(2)
Địa chỉ thường trú:……(3)
Địa chỉ hiện tại:……(4)
Số điện thoại liên hệ:……
Là:……. (tư cách làm đơn, ví dụ, chủ sử dụng mảnh đất số…….. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số……. do Sở Tài nguyên và môi trường………….. cấp ngày…/…./……)
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:
…… (5)
Do vậy, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan tiến hành xem xét và xác nhận vị trí của mảnh đất số……. được cấp Giấy chứng nhận số…… do Sở tài nguyên và môi trường…. cấp ngày…/…/….. Cụ thể như sau:
……(6)
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này.
Kính mong Quý cơ quan xem xét và xác nhận thông tin trên cho tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của …
Người làm đơn
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ thửa đất
(1) Ghi tên theo Chứng minh nhân dân
(2) Ghi theo Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân
(3) ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(4) ghi địa chỉ hiện tại của người làm đơn, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
(5) Phần này trình bày về nguyên nhân, hoàn cảnh, lý do dẫn tới làm đơn xin xác nhận vị trí đất, ví dụ:
Ngày…/…./…, tôi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số…… do …… cấp ngày…/…/….. đối với quyền sử dụng mảnh đất….. theo hồ sơ địa chính…… của UBND xã (phường, thị trấn)……. Năm…
Ngày…/…./…… tôi có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất trên cho Ông:…. Sinh năm:…..
Chứng minh nhân dân số:…../………/………
Tuy nhiên, Ông….. có yêu cầu tôi xác nhận về vị trí của mảnh đất mà tôi sẽ chuyển nhượng đúng với thông tin mà tôi đã đưa ra.
(6) Phần này đưa ra các thông tin về vị trí mảnh đất cần xác nhận cũng như các thông tin khác cần xác nhận
Quy định về xác định vị trí thửa đất hiện nay ra sao?
Đối tượng thửa đất
– Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
– Đỉnh thửa đất là các điểm gấp khúc trên đường ranh giới thửa đất; đối với các đoạn cong trên đường ranh giới, đỉnh thửa đất trên thực địa được xác định đảm bảo khoảng cách từ cạnh, nối hai điểm chi tiết liên tiếp đến đỉnh cong tương ứng không lớn hơn 0,2 mm theo tỷ lệ bản đồ cần lập;
– Cạnh thửa đất trên bản đồ được xác định bằng đoạn thẳng nối giữa hai đỉnh liên tiếp của thửa đất;
– Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó;
– Trường hợp đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở thì ranh, giới thửa đất được xác định là đường bao của toàn bộ diện tích đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở đó;
…
Xác định ranh giới thửa đất
– Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa.
– Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.
Đo vẽ ranh giới thửa đất
– Việc đo vẽ chi tiết ranh giới thửa đất được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý đã được xác định như sau
Trường hợp có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất thể hiện rõ ranh giới thửa đất (có kích thước cạnh hoặc tọa độ đỉnh thửa đất) nhưng ranh giới thửa đất trên thực địa đã thay đổi so với giấy tờ đó thì trên bản đồ địa chính phải thể hiện cả đường ranh giới thửa đất theo giấy tờ đó (bằng nét đứt) và ranh giới thửa đất theo hiện trạng (bằng nét liền).
Đơn vị đo đạc phải thể hiện sự thay đổi về ranh giới thửa đất trong Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư này; đồng thời lập danh sách các trường hợp thay đổi ranh giới thửa đất gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với thửa đất do tổ chức sử dụng) nơi có thửa đất để xử lý theo thẩm quyền.
Đo vẽ ranh giới thửa đất
– Việc đo vẽ chi tiết ranh giới thửa đất được thực hiện theo hiện trạng thực tế đang sử dụng, quản lý đã được xác định như sau
Trường hợp có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất thể hiện rõ ranh giới thửa đất (có kích thước cạnh hoặc tọa độ đỉnh thửa đất) nhưng ranh giới thửa đất trên thực địa đã thay đổi so với giấy tờ đó thì trên bản đồ địa chính phải thể hiện cả đường ranh giới thửa đất theo giấy tờ đó (bằng nét đứt) và ranh giới thửa đất theo hiện trạng (bằng nét liền).
Đơn vị đo đạc phải thể hiện sự thay đổi về ranh giới thửa đất trong Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư này; đồng thời lập danh sách các trường hợp thay đổi ranh giới thửa đất gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với thửa đất do tổ chức sử dụng) nơi có thửa đất để xử lý theo thẩm quyền.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách chia thừa kế khi Sổ đỏ đứng tên hộ gia đình
- Xây nhà trên đất không có sổ đỏ có được không?
- Điều kiện sang tên sổ đỏ theo quy định pháp luật hiện hành
- Điều kiện để được tách thửa đất
- Chuyển nhượng một phần diện tích thửa đất thực hiện như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về: Mẫu đơn xin xác nhận địa chỉ thửa đất mới. Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, tạm dừng công ty, xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký hộ kinh doanh; đăng ký nhãn hiệu, Đăng ký mã số thuế cá nhân …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được Nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Chi phí đo đạc sẽ do UBND cấp tỉnh quy định
– Phí thẩm định hồ sơ: Do HĐND cấp tỉnh quy định nên mức thu giữa các tỉnh thành khác nhau
– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: Do HĐND cấp tỉnh quy định nhưng mức thu dưới 100.000 đồng/giấy/lần cấp).
– Đối với trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà thực hiện thủ tục tách thửa thì phải chịu thêm thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở đô thị và đất ở nông thôn phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
Nếu thửa đất đạt diện tích tối thiểu được tách thửa mà Ủy ban nhân dấn tỉnh quy định thì sẽ được tách thửa.