Căn cứ khám xét khẩn cấp trong tố tụng hình sự 2015

13/05/2022
Căn cứ khám xét khẩn cấp trong tố tụng hình sự 2015
2531
Views

Chào Luật sư, hôm qua lúc tối khoảng 9h tối thì có 2 đồng chí công an xông vào nhà tôi. Họ nói nghi ngờ có tội phạm truy nã đang trốn trong nhà nên khám xét khẩn cấp. Tôi rất hoảng sợ nhưng trong nhà tôi không có người lạ nên không đồng ý. Họ vẫn tìm khắp nhà tôi rồi ra về. Tôi muốn hỏi việc khám xét khẩn cấp được tiến hành khi nào? Căn cứ khám xét khẩn cấp trong tố tụng hình sự 2015? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Biện pháp khám xét (khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện) là một trong những biện pháp dễ xung đột với quyền cơ bản của con người được pháp luật quốc tế và Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Đây cũng là biện pháp được áp dụng khá phổ biến trong thực tiễn tố tụng hình sự, đặc biệt là khám xét chỗ ở. Căn cứ khám xét khẩn cấp trong tố tụng hình sự 2015 thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Căn cứ khám xét chỗ ở được quy định thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định:

Việc khám xét người; chỗ ở; nơi làm việc; địa điểm; phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.”

Như vậy, việc khám xét chỗ ở cần dựa vào một số biểu hiện khách quan khác để có lý do nghi ngờ những gì cần tìm đang hiện diện ở chỗ ở cần khám xét;  nhận định chủ quan, cảm tính của người có quyền ra lệnh khám xét

Căn cứ khám xét khẩn cấp trong tố tụng hình sự 2015
Căn cứ khám xét khẩn cấp trong tố tụng hình sự 2015

Thẩm quyền ra quyết định khám xét là của chủ thể nào?

Trường hợp thông thường

  • Người có thẩm quyền ra lệnh gồm: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án; Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án; Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
  • Lệnh khám xét của Thủ trưởng; Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành

Trường hợp khẩn cấp

Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.

Căn cứ khám xét khẩn cấp trong tố tụng hình sự 2015

Khám xét khẩn cấp là trường hợp khám xét đặc biệt theo trình tự tố tụng hình sự và chỉ được thực hiện trong những trường hợp sau:

a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Có được khám xét nhà khi chủ nhà đi vắng không?

Theo quy định tại khoản 1,2 Điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; quy định trường hợp khám xét nhà là chỗ ở thì phải có mặt người đó; hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở; có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến. Nếu người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt; bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn; thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

Trường hợp khám xét nhà là nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó; trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức; thì việc khám xét vẫn được tiến hành; nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc; những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám; không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.

Như vậy, trong trường hợp chủ nhà không có nhà; trong trường hợp cần thiết vẫn có thể tiến hành khám xét.

Căn cứ khám xét khẩn cấp trong tố tụng hình sự 2015
Căn cứ khám xét khẩn cấp trong tố tụng hình sự 2015

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Căn cứ khám xét khẩn cấp trong tố tụng hình sự 2015. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; Xác nhận tình trạng hôn nhân thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; Đăng ký hộ kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao; Tra cứu thông tin quy hoạch, Hợp pháp hóa lãnh sự, hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào người có thẩm quyền được khám xét bưu kiện của người dân?

Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.

Thẩm quyền ra lệnh khám xét nhà ở trong trường hợp khẩn cấp?

Gồm những người được quy định tại Khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Những nguyên tắc cần tuân thủ khi tiến hành việc khám xét khẩn cấp?

– Trước khi khám phải thông báo hoặc đọc lệnh cho đối tượng bị khám biết.
– Đối với khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ.
– Đối với khám phương tiện, nơi ở, nơi làm việc thì phải có mặt người chủ sở hữu hoặc người quản lý và có người chứng kiến. Trường hợp không có chủ sở hữu hoặc người quản lý thì việc khám vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền và hai người chứng kiến.
– Không được khám vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
– Việc khám phải được lập thành biên bản theo luật định.

5/5 - (4 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.