Nộp tiền bảo lãnh tại ngoại có được trả lại không?

10/05/2022
Nộp tiền bảo lãnh tại ngoại có được trả lại không?
1405
Views

Con tôi bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích và tạm giam để điều tra. Sau đó tôi có nộp tiền để bảo lãnh con ra ngoài. Vậy cho tôi hỏi khi đưa ra xét xử thì tôi có được trả lại số tiền đã đặt để bảo đảm hay không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.

Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm. Vậy biện pháp bảo đảm này được quy định như thế nào? Mức tiền đặt để bảo đảm là bao nhiêu? Xử lý như thế nào đối với số tiền đã đặt? Để giải đáp vấn đề này,  Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Nộp tiền bảo lãnh tại ngoại có được trả lại không?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Căn cứ pháp lí

Quy định của pháp luật về biện pháp đặt tiền để bảo đảm

Biện pháp đặt tiền để bảo đảm được quy định tại Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó:

Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm. Cụ thể khi áp dụng biện pháp này cần chú ý đến những vấn đề sau:

Chủ thể đặt tiền để bảo đảm

Theo quy định thì người đặt tiền để bảo đảm có thể là bị can, bị cáo hoặc người thân thích của họ.

Trong đó:

“Người thân thích của người tham gia tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.”

Như vậy, theo quy định trên thì người thân thích là người có quan hệ hôn nhân; nuôi dưỡng; và quan hệ huyết thống đối với người đó.

Mức tiền bảo đảm

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân thân bị can, bị cáo; và khả năng tài chính của bị can, bị cáo; hoặc của người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo là người chưa thành niên; người có nhược điểm về tâm thần; Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:

+ Ba mươi triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

+ Một trăm triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;

+ Hai trăm triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

+ Ba trăm triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

–  Đối với các trường hợp sau đây thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới một phần hai (1/2) mức tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này:

+ Bị can, bị cáo là thương binh, bệnh binh, là người được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân hoặc được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của Bà mẹ Việt Nam anh hùng, là con đẻ, con nuôi hợp pháp của gia đình được tặng bằng “Gia đình có công với nước”;

Thời hạn áp dụng biện pháp đặt tiền để đảm bảo.

Thời hạn đặt tiền không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tại Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

Nộp tiền bảo lãnh tại ngoại có được trả lại không?
Đặt tiền để bảo đảm

Nghĩa vụ của người được đặt tiền để bảo đảm

Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

  • Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
  • Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
  • Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định trên thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.

Nộp tiền bảo lãnh tại ngoại có được trả lại không?

Theo Điều 11 Thông tư liên tịch 06/2018 quy định về Xử lý đối với tiền đặt để bảo đảm; tùy từng trường hợp mà số tiền đã đặt sẽ được xử lý như sau:

Trả lại số tiền đã đặt

Theo Khoản 1 Điều 11 Thông tư quy định:

Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 10 của Thông tư liên tịch này, tiền đã đặt để bảo đảm được trả lại cho bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất là chủ sở hữu số tiền theo cam kết khi đề nghị được đặt tiền để bảo đảm. Trường hợp bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo hoặc người đại diện của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất chết thì tiền đã đặt để bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về thừa kế.

Trong đó Điểm a, c, d, đ Khoản 1 Điều 10 Thông tư lần lượt là:

a) Khi có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

c) Bị can, bị cáo chết;

d) Bị can, bị cáo đã chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan;

đ) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam;

Do đó khi thuộc các trường hợp ở trên số tiền đã đặt sẽ được trả lại theo quy định pháp luật.

Bị tịch thu nộp vào ngân sách Nhà nước

Tại Khoản 2 Điều 11 của Thông tư quy định khi rơi vào các trường hợp sau; thì tiền đã đặt để bảo đảm bị tịch thu nộp vào ngân sách Nhà nước. Cụ thể:

– Bị can, bị cáo bị bắt tạm giam về tội đã phạm trước khi áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hoặc tiếp tục phạm tội;

– Bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi áp dụng biện pháp này; người bị áp dụng phải cam đoan về việc thực hiện các nghĩa vụ. Do họ đã hoặc tiếp tục phạm tội; hoặc có vi phạm pháp luật nên số tiền đã đặt sẽ bị tịch thu mà không được trả lại.

Thủ tục nhận lại tiền đã đặt để bảo đảm

Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 06/2018; muốn nhận lại tiền đã đặt để bảo đảm thì cần thực hiện thủ tục sau:

Sau khi nhận được quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm; người được trả lại tiền phải gửi cho chủ tài khoản tạm giữ là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát (điều tra, truy tố) hoặc Tòa án xét xử sơ thẩm (giai đoạn xét xử); cơ quan tài chính có thẩm quyền trong Quân đội quản lý tiền bảo đảm đơn đề nghị trả lại tiền đã đặt để bảo đảm kèm theo bản phôtô giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu và quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đề nghị và các tài liệu khác có liên quan theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Kho bạc Nhà nước trả lại tiền đã đặt để bảo đảm và giao hồ sơ cho người làm đơn đề nghị để nộp cho Kho bạc Nhà nước làm thủ tục nhận lại tiền.

Căn cứ vào hồ sơ đề nghị, Kho bạc Nhà nước; Cơ quan tài chính làm thủ tục trả lại tiền đã đặt để bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành;

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Nộp tiền bảo lãnh tại ngoại có được trả lại không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Video giải đáp thắc mắc Nộp tiền bảo lãnh tại ngoại có được trả lại không?

Câu hỏi thường gặp

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự tối thiểu là bao nhiêu?

Theo Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự thì tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi trở lên. Do đó độ tuổi thấp nhất để có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự là 14 tuổi đồng thời người đó phải phạm một trong các tội mà Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự quy định.

Khi nào thì đình chỉ điều tra vụ án?

Theo Khoản 1 Điều 230 BLTTHS 2015 quy định:
Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;
b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

Nghĩa vụ của người đặt tiền để bảo đảm là gì?

Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.