Chế độ thai sản là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội; nhằm đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động; khi bị giảm hoặc mất thu nhập do thai sản; dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Để được hưởng chế độ thai sản; người lao động cần thuộc một trong các trường hợp như; Lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con; lao động nữ đặt vòng tránh thai, sẩy thai, nạo hút thai… Vậy pháp luật quy định về chế độ thai sản đối với lao động nữ như thế nào? Trường hợp lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội; bị sẩy thai thì có được hưởng chế độ thai sản không? và ” thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai như thế nào”?.
Câu hỏi: Tôi đang công tác tại 1 cơ quan nhà nước. Vừa qua tôi bị sảy thai. Theo quy định thì tôi được nghỉ 20 ngày vì thai được 2 tháng. Trong trường hợp này tôi có được Bảo hiểm xã hội; chi trả chế độ thai sản không hay chỉ được hưởng lương thôi?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.
Căn cứ pháp lý
Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sảy thai
Đối với những chị em phụ nữ đang Ɩàm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp; thì việc đóng bảo hiểm xã hội còn giúp hưởng được chế độ thai sản như khám thai; sảy thai, thai chết lưu, hút thai, phá thai,….Mỗi trường hợp lại có quy định rõ ràng để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ; đảm bảo người phụ nữ có thể hưởng mọi quyền lợi; theo đúng quy định c̠ủa̠ pháp luật.
Tại Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội 2014; quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai như sau:
Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu; hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản; theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
+10 ngày: nếu thai dưới 5 tuần tuổi;
+20 ngày nếu thai từ 5 đến dưới 13 tuần;
+40 ngày nếu thai từ 13 đến dưới 25 tuần tuổi;
+50 ngày nếu thai từ 25 tuần trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi thai bị sảy thai; nạo, hút, chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; sẽ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Mức hưởng chế độ thai sản khi sảy thai
Trong thời gian nghỉ sảy thai, lao động nữ sẽ được hưởng trợ cấp do cơ quan BHXH chi trả. Căn cứ Điều 39 Luật BHXH năm 2014; quy định về người lao động hưởng chế độ thai sản khi bị sảy thai; nạo hút thai, thai chết lưu và phá thai bệnh lý.
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37; của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội; của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng; thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33; các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này; là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định; tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này; được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này; thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên; trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội; người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, tiền chế độ sẩy thai của lao động nữ được tính theo công thức sau:
Tiền chế độ sẩy thai | = | 100% | x | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ do sẩy thai | : | 30 | x | Số ngày nghỉ |
Trong đó, số ngày nghỉ chế độ sẩy thai được xác định theo Điều 33 Luật BHXH
Nếu lao động nữ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng; thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sảy thai
Căn cứ hướng dẫn tại Quyết định 166/QĐ-BHXH; hồ sơ hưởng chế độ sẩy thai cần có đủ các loại giấy tờ sau:
* Giấy tờ mà lao động nữ sẩy thai cần chuẩn bị:
– Trường hợp sẩy thai cần điều trị nội trú:
+ Bản sao giấy ra viện.
+ Nếu thuộc trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị; Chuẩn bị thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.
– Trường hợp điều trị ngoại trú:
+ Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
+ Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị; cho nghỉ thêm sau thời gian nằm viện.
Thời gian giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc; người lao động phải nộp hồ sơ cho công ty, doanh nghiệp nơi đang làm việc .
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động; người sử dụng lao động lập Danh sách theo mẫu nộp 01 bản cho cơ quan BHXH; nơi đơn vị đang đóng BHXH kèm theo hồ sơ đề nghị giải quyết; hưởng chế độ thai sản cho người lao động.
Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai
Căn cứ Điều 102 Luật BHXH năm 2014 và hướng dẫn tại Quyết định 222/QĐ-BHXH; thủ tục hưởng chế độ sẩy thai sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động.
Số lượng: 01 bản.
Thời hạn nộp: Trong 45 ngày kể từ ngày lao động nữ bị sẩy thai trở lại làm việc.
Bước 2: Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
Sau khi nhận đủ các giấy tờ của người lao động; đơn vị sử dụng lao động lập Danh sách đề nghị hưởng chế độ thai sản theo Mẫu số 01B-HSB; rồi nộp toàn bộ hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đang đóng BHXH.
Thời hạn nộp: Trong 10 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động.
Bước 3: Cơ quan BHXH chi trả tiền chế độ sẩy thai.
Thời hạn giải quyết: Tối đa 06 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ; do đơn vị sử dụng lao động gửi đến.
Tiền chế độ sẩy thai sẽ được chi trả cho người lao động theo hình thức được đăng ký:
– Nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH.
– Nhận tiền thông qua doanh nghiệp.
– Nhận thông qua tài khoản cá nhân.
Video Luật sư X hướng dẫn hưởng chế độ thai sản khi sảy thai
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; tạm dừng công ty; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu ; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư 247. Hãy liên hệ hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Có bắt buộc tăng lương hằng năm cho người lao động?
- Đất hợp tác xã có được cấp sổ đỏ không?
- Quyết định cưỡng chế thu hồi đất
Câu hỏi thường gặp
– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
+, Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì được nghỉ tối đa 20 ngày đối với thai nhi từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.
Căn cứ Điều 39 Luật BHXH năm 2014, tiền chế độ sẩy thai của lao động nữ được tính theo công thức sau:
Tiền chế độ sẩy thai
= 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ do sẩy thai : 30 x Số ngày nghỉ
Nếu lao động nữ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng; thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.