Trong thời kỳ hôn nhân, tôi có quan hệ bên ngoài với người đàn ông khác là anh A và có sinh được 01 bé. Hiện tại, tôi và chồng đã ly hôn. Tôi có tiến hành xét nghiệm ADN cho cháu và muốn làm thủ tục nhận cha cho cháu. Tôi được hướng dẫn là lên Toà án để làm thủ tục. Vậy cho tôi hỏi thủ tục nhận cho cho con tôi được thực hiện như thế nào? Tôi phải chuẩn bị những hồ sơ gì? Thủ tục yêu cầu tòa án xác nhận cha cho con mới nhất? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thủ tục yêu cầu tòa án xác nhận cha mẹ cho con nhằm xác định quan hệ nhân thân giữa cha, mẹ, con, là cơ sở thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình. Để trả lời câu hỏi trên, Luật sư 247 mười bạn tham khảo bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Luật Hộ tịch năm 2014
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Thông tư 04/2020/TT-BTP
Quy định về xác định cha, mẹ cho con
Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc xác định cha, mẹ cho con được thực hiện như sau:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
- Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Người có quyền yêu cầu xác nhận cha, mẹ cho con
Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con như sau:
Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.
Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:
- Cha, mẹ, con, người giám hộ;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Thủ tục yêu cầu tòa án xác nhận cha cho con năm 2022
Để xác định lại cha của con bạn, bạn cần phải làm thủ tục xác nhận cha cho con tại Tòa án, cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ rồi gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn cư trú để yêu cầu giải quyết.
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn khởi kiện yêu xác định lại cha cho con;
– CMND, hộ khẩu của bạn và chồng bạn;
– Giấy khai sinh của cháu;
– Văn bản, giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha – con của bạn và cháu bé như: Kết quả giám định ADN, thư từ, tài liệu, phim ảnh, người làm chứng,…
Bước 2: Sau khi có Tòa án ra quyết định công nhận quan hệ cha con rồi bạn mang bản án hoặc quyết định của TAND tới UBND xã để làm thủ tục thay đổi thông tin người cha và họ tên của con bạn trên giấy khai sinh.
Điều 27 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch như sau:
“Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.”
Ý nghĩa của việc xác định cha mẹ con
Việc xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa rất thiêng liêng trong việc xác định; hình thành mối quan hệ trong gia đình; góp phần làm ổn định các mối quan hệ trong gia đình nói riêng; và các mối quan hệ ngoài xã hội nói chung. Quan hệ cha – con, mẹ – con được xác lập sẽ đảm bảo cho con cái được chăm sóc; nuôi dưỡng và giáo dục một cách tốt nhất, được đảm bảo cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời; quan hệ này cũng gắn trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ đối với con cái; và ngược lại.
Xác định cha, mẹ, con nhằm xác thực mối quan hệ cha – con; mẹ – con qua đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này. Chế định xác định cha, mẹ, con tạo cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp về nuôi con; cấp dưỡng, thừa kế,… giữa cha, mẹ, con cũng như các thành viên khác trong gia đình nhằm đảm bảo quyền; và lợi ích hợp pháp tốt nhất của họ. Xác định cha, mẹ, con đóng vai trò là yếu tố quyết định tới một số trình tự thủ tục trong tố tụng dân sự. Đồng thời là cơ sở để chứng minh quyền yêu cầu giải quyết vụ việc của mình là có căn cứ và hợp pháp; là cơ sở để Tòa án xác định quyền khởi kiện của các đương sự.
Xác định cha mẹ con trong trường hợp không kết hôn mà có thai
Vấn đề xác định cha, mẹ, con khi người mẹ không tồn tại hôn nhân mà có thai hoặc sinh con rất phức tạp, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi có yêu cầu. Vì giữa cha, mẹ của người con không có hôn nhân hợp pháp, tức là không có thời kỳ hôn nhân thì không thể suy đoán để xác định quan hệ cha, mẹ, con. Tuy nhiên có thể xác định dựa trên một trong các căn cứ sau:
- Căn cứ vào thời điểm thụ thai thời gian mang thai; và thời điểm sinh con: Việc xác định thời điểm thụ thai và mang thai chỉ mang tính chất tương đối; thời gian mang thai có thể là khoảng 9 tháng 10 ngày; tối đa là 10 tháng tối thiểu có thể là 6 đến 7 tháng.
- Căn cứ vào khoảng thời gian hai bên nam nữ quan hệ sinh lý: Sau khi xác định được thời điểm thụ thai; sẽ phải xác định trong khoảng thời gian có thể thụ thai; thì hai bên nam nữ có quan hệ sinh lý với nhau hay không? Có thể trong khoảng thời gian có thể thụ thai họ chung sống như vợ chồng; hoặc trường hợp hai bên nam nữ đã kết hôn trái pháp lập mà sau đó việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì có thể căn cứ vào thời kỳ chung sống như vợ chồng.
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa cha mẹ và con trên thực tế: Tức là sự phủ nhận quan hệ cha mẹ và còn bằng các hành vi của mình đối với trẻ như chăm sóc nuôi dưỡng. Ngoài ra có thể căn cứ vào tư cách, phẩm chất của người mẹ.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam
- Dịch vụ thủ tục nhận nuôi con nuôi hiện nay
- Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi
- Có được nhận con nuôi khi không có mặt bố mẹ đẻ?
- Độc thân có được nhận con nuôi không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Thủ tục yêu cầu tòa án xác nhận cha cho con mới nhất. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty; Xác nhận tình trạng hôn nhân ; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Thành lập công ty , giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hộp không có hôn nhân hợp pháp thì căn cứ để xác định mối quan hệ cha mẹ và con sẽ dựa vào:
– Căn cứ vào thời điểm thụ thai thời gian mang thai và thời điểm sinh con
– Căn cứ vào khoảng thời gian hai bên nam nữ quan hệ tình dục
– Căn cứ vào mối quan hệ cha mẹ và con trên thực tế.
Trong trường hợp con sinh ra bằng phương pháp khoa học thì căn cứ để xác định là:
– Căn cứ vào thời kì hôn nhân của cặp vợ chồng vô sinh
– Căn cứ vào sự tự nguyện của cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân, của người cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi
– Căn cứ vào sự kiện sinh đẻ
– TH1: Xác định cha, mẹ, con khi có tranh chấp. Bao gồm:
– TH2: người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết hoặc người yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết mà người thân thích của họ có yêu cầu