Thực trạng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam

05/05/2022
Thực trạng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam
1499
Views

Tội phạm sử dụng công nghệ cao được phân loại dựa vào nhiều tiêu chí phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu khác nhau. Cách phân loại phổ biến trên thế giới là phân loại tội phạm sử dụng công nghệ cao theo cách thức, mục tiêu thực hiện tội phạm. Vậy thực trạng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Hãy theo dõi bài viết của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Tội phạm công nghệ cao là gì?

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 25/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 4 năm 2014 quy định: “Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao”.

Theo Khoản 1 Điều 3 của Luật Công nghệ cao năm 2008 quy định: “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có“.

Thực trạng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam
Thực trạng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam

Khái quát tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao

Ở nước ta tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. 

Trên lĩnh vực an ninh quốc gia, các thế lực thù địch và phản động quốc tế đã không ngừng tập trung lợi dụng kênh truyền thông qua mạng internet để xuyên tạc, vu khống chống phá các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, kêu gọi tập hợp lực lượng nhằm mục đích gây rối, nhất là trước và trong các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2015, tình hình căng thẳng trên Biển Đông… 

Trên lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, năm 2011 tiếp tục được coi là năm “báo động đỏ” của an ninh mạng Việt Nam với rất nhiều vụ tấn công, phá hoại, lây nhiễm virus, phầm mềm gián điệp, mã tin học độc hại…, nhằm vào hệ thống mạng của cơ quan, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế của Nhà nước với mức độ, tính chất ngày càng nghiêm trọng, làm rối loạn hoạt động của hệ thống và lộ lọt thông tin.

Điển hình là vụ hệ thống mạng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam bị tin tặc liên tiếp tấn công bằng nhiều phương thức khác nhau, làm ngưng trệ hoạt động và xóa sạch toàn bộ dữ liệu website; vụ Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA tại TP. Hồ Chí Minh bị đối tượng tấn công làm tê liệt hệ thống mạng máy tính, mã hóa dữ liệu, đe dọa tống tiền trên 2 triệu đô la Mỹ. 

Tình trạng sử dụng các thiết bị công nghệ cao đánh cắp thông tin, làm giả thẻ tín dụng để mua vé máy bay, hàng hóa ở nước ngoài chuyển về Việt Nam tiêu thụ tiếp tục gia tăng, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng tiền Việt Nam và hàng triệu đô la Mỹ cho nạn nhân.

Các tổ chức tội phạm tại Việt Nam liên kết chặt chẽ với các tổ chức tội phạm ở nước ngoài tạo thành những đường dây tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động tinh vi, kín đáo. Trong năm 2011, các cơ quan chức năng đã phát hiện, điều tra, xử lý 128 đầu mối vụ án, vụ việc có dấu hiệu phạm tội, tăng 66% so với năm 2010, trong đó đã phối hợp đấu tranh với nhiều vụ án lớn, có yếu tố nước ngoài, có vụ việc liên quan đến hàng nghìn đối tượng.

Điển hình như vụ các cơ quan chức năng Việt Nam đã phối hợp với Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ (ICE) đấu tranh với các đối tượng trong diễn đàn tội phạm mạng với hơn 2.000 thành viên, hoạt động trộm cắp, mua bán thẻ tín dụng và mua hàng chuyển về Việt Nam tiêu thụ. Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt khẩn cấp 08 đối tượng, thu giữ hơn 2 tỷ đồng tiền Việt Nam và 115.000 đô la Mỹ. Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ đã thu giữ của các đối tượng tại Mỹ hơn 01 triệu đô la Mỹ(1). 

Tình hình lừa đảo trong lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán điện tử gia tăng, dẫn đến tình trạng nhiều nước không chấp nhận giao dịch qua mạng internet có địa chỉ IP xuất phát từ Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hình ảnh của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử nói riêng và lĩnh vực kinh tế quốc tế nói chung. 

Thực trạng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam
Thực trạng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam

Thực trạng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam

Chỉ với từ khoá “Bắt giữ tội phạm công nghệ cao” trên công cụ tìm kiếm google, chúng ta đã thu về được khoảng 19.100.000 kết quả trong vòng 0,39 giây. Qua có thể thấy loại tội phạm này trong thời gian qua đã có chiều hướng gia tăng như thế nào. Nhất là trong thời gian cao điểm đại dịch Covid-19, khi hầu hết mọi người dành thời gian thực hiện giãn cách xã hội để làm việc trực tuyến tại nhà, thì loại tội phạm này lại triển khai mạnh các hoạt động lừa đảo trên không gian mạng, nhất là đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

Ngay trong tháng 6, phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Phòng 6, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an triệt phá thành công đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet quy mô lớn, lên đến gần 110 tỷ đồng. Đối tượng cầm đầu đường dây là Lê Anh Tuấn (SN1989, trú tại tỉnh Quảng Trị). Tuấn cùng với một số đối tượng khác thuê nhà trọ tại TP Huế rồi tiếp cận những người bán hàng online, đồng thời thiết kế giả mạo một số trang web dịch vụ chuyển tiền trung gian về Việt Nam. Sau khi tiếp cận nạn nhân, các đố tượng khai thác các thông tin như mã OTP rồi tự thực hiện lệnh chuyển tiền đến các tài khoản do chúng lập ra. Từ tháng 10/2019 cho đến nay, nhóm này đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 107 tỷ đồng của hơn 300 người dân trên toàn quốc.

Thực tế, sau 3 năm vụ án “đường dây đánh bạc trực tuyến nghìn tỷ” của Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương bị triệt phá,  những trò chơi online đổi thưởng mới không ngừng mọc lên ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là công nghệ phát triển nhanh như hiện nay thì thủ đoạn trá hình ngày càng tinh vi.  Trước đây, game online chủ yếu được quảng bá và quảng cáo qua các website, trang thông tin điện tử. Nhưng ngày nay,  nhờ sự phát triển mạnh của MXH các kênh quảng bá và quảng cáo rộng mở hơn.

Một người chơi game đổi thưởng cho biết “ Khi lướt fb có thấy hiện đường link đánh bài ăn tiền nên click vào tìm hiểu và nạp tiền vào chơi cũng thấy thú vị. Đặc biệt trang web này đánh bao nhiêu sẽ săn được từng đó tiền giống như 2 người đánh bài thật ở ngoài đời. Sau mỗi trận cá độ sẽ bị trừ phần trăm giao dịch”

Với thủ đoạn tinh vi hơn, các đối tượng còn sử dụng các số thuê bao di động giả mạo và tự xưng là cán bộ cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án… gọi điện thoại đến số máy của người dân để đe dọa, lừa gạt bằng việc thông báo các chủ thuê bao điện thoại có liên quan đến vụ án và có số tiền trong tài khoản ngân hàng, thẻ tiết kiệm… là tài khoản bất hợp pháp, yêu cầu chuyển sang tài khoản của cơ quan pháp luật (thực chất là tài khoản của đối tượng lừa đảo) để xác minh. Việc có thể đọc được chính xác địa chỉ, số chứng minh nhân dân… của các nạn nhân là nguyên nhân khiến không ít người sập bẫy.

Bà Lưu Thị K.N trú tại quận Hoàn Kiếm cho biết: “ Chúng gọi điện đến bảo rằng mình nợ của ngân hàng ACB ở Trần Quốc Toản, bây giờ có bưu phẩm tòa án người ta kiện. Bây giờ phải chuyển tiền cho nó giữ hộ. Mà mình bây giờ đính vào đường dây ma túy. Thế xong đọc cả số cmt của cô mà. Hoàn toàn chính xác luôn:tên, địa chỉ.” 

Nhận được cuộc điện thoại giả danh của cán bộ Viện kiểm sát, công An Bà Lưu Thị K.N được yêu cầu chuyển hơn 450 triệu vào một số tài khoản do đối tượng cung cấp vì có liên quan đến đường dây ma túy. Khi đến ngân hàng giao dịch, nhân viên ngân hàng thấy những biểu hiện bất thường của bà N nên đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn.

Đây không phải là lần đầu tiên trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng, địa bàn cả nước  nói chung xảy ra vụ việc tương tự. Trước đây, đã có rất nhiều nạn nhân bị  các đối tượng mạo danh công an, VKS gọi điện thoại để uy hiếp, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.Đây là loại tội phạm hoạt động có tổ chức, được đào tạo bài bản, sử dụng phương thức, thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt để chiếm đoạt tài sản của bị hại.

Trung tá Tống Đăng Công – Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Hoàn Kiếm cho biết thêm “ Qua thống kê về những vụ việc người dân bị gọi điện lừa đảo phần lớn là những người đang trong độ tuổi gần về hưu hoặc đã về  hưu có 1 số tiền để dành gửi vào các ngân hàng nên dễ bị các đối tượng chiếm đoạt, đây là thiệt hại vô cùng lớn đối với cá nhân này. Hành vi của các đối tượng này đương nhiên là vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng chung đến công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn và cũng tác động vào dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân. Trong thời gian tới lực lượng công an sẽ áp dụng các biện pháp phòng ngừa đấu tranh để là sao đấu tranh ngăn chặn và hạn chế các vụ việc xảy ra”

Có thể đọc được chính xác địa chỉ, số chứng minh nhân dân… của các nạn nhân là nguyên nhân khiến không ít người sập bẫy. Điều này đặt ra câu hỏi, về tính bảo mật thông tin cá nhân của mỗi người. Ai là cung cấp những thông tin đó cho đối tượng? Có hay không những tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng thông tin bất hợp pháp vào mục đích mưu lợi cá nhân? Không loại trừ khả năng một số cá nhân của các dịch vụ, các tổ chức … đã lấy danh sách khách hàng để bán ra ngoài. Vấn đề quản lý việc mở các tài khoản giao dịch tại các ngân hàng cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Một trong các đối tượng bị bắt khi thực hiện hành vi lừa đảo cho biết mình mua chứng minh thư của người khác ở nhà nghỉ, tiệm cầm đồ với giá chỉ 150.000 – 200.000 nghìn đồng. Sau đó tháo hình ra rồi ghép hình mình vào đóng dấu, ép dẻo. Và dùng cmt đó đi mở tại các ngân hàng để tiến hành các hoạt động lừa đảo. Lời khai trên đã cho thấy sơ hở của các ngân hàng trong việc mở tài khoản. Theo khảo sát, 76% người tiêu dùng Việt Nam hiểu việc bảo vệ dữ liệu và bảo mật thông tin cá nhân là vô cùng quan trọng, thế nhưng lại có đến 82% người sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân để được nhận quà tặng khuyến mãi.

Hiến pháp 2013, Bộ Luật Dân sự 2015, Bộ Luật Hình sự 2015, Luật An toàn thông tin  mạng, Luật Công nghệ thông tin và các Nghị định của chính phủ đã có nhiều qui định chế tài về việc thu thập, mua bán thông tin cá nhân trái phép. Nhưng để xử lý được một trường hợp cụ thể về vi phạm thông tin cá nhân không hề đơn giản. Trung tá Lê Minh Hải – Đội trưởng Đội điều tra trọng án, Phòng CSHS, Công  an Tp. Hà Nội cho biết Các cá nhân tự ý thu thập thông tin cá nhân rao bán là một nguyên nhân để tội phạm công nghệ gia tăng.Việc rao bán trên không gian mạng, truy nguồn còn khó khăn. Trang web đăng ký nước ngoài. Nick ẩn danh không phải thật nên rất khó trong phát hiện xử lý.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Thực trạng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về đăng ký bảo hộ logo công ty, thủ tục giải thể công ty mới nhất, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự và mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Công nghệ cao là gì?

Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.

Các thuộc tính của thông tin mà tội phạm công nghệ cao xâm phạm đến là gì?

Hành vi phạm tội đó tác động trực tiếp đến ba thuộc tính của an toàn thông tin đó là:
– Tính bảo mật (Confidentiality): Là khả năng đảm bảo cho thông tin trong hệ thống máy tính không bị tiếp cận, được xem và tiết lộ bởi những người không có những quyền đó.
– Tính toàn vẹn (Integrity): Là khả năng đảm bảo thông tin trên hệ thống máy tính không bị thay đổi hay xoá bỏ bởi những người không có những quyền đó.
– Tính khả dụng (Availability): là khả năng đảm bảo cho thông tin trên hệ thống máy tính luôn sẵn sàng để khai thác, sử dụng bởi những người có quyền khai thác, sử dụng hợp pháp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.