Doanh nghiệp lữ hành là gì? Quy định pháp luật về doanh nghiệp lữ hành

28/04/2022
1777
Views

Trong những năm qua, ngành du lịch luôn trên đà phát triển mạnh mẽ, là một “ngành công nghiệp không khói” được mọi người quan tâm. Bởi lẽ nó là một ngành kinh doanh có hiệu quả cao, đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc dân; tạo việc làm và góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Cũng vì thế, hàng loạt doanh nghiệp lữ hành ra đời nhắm đáp ứng nhu cầu du lịch tăng cao. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Luật sư 247 xin cung cấp tới quý khách hàng những hiểu biết chung về doanh nghiệp lữ hành là gì? giúp quý vị có được cái nhìn tổng quát nhất về lĩnh vực này.

Căn cứ pháp lý

Luật Du lịch 2017

Nghị định 168/2017/NĐ-CP

Doanh nghiệp lữ hành là gì?

Hoạt động chính của doanh nghiệp lữ hành là kinh doanh dịch vụ lữ hành. Căn cứ khoản 9 Điều 3 Luật du lịch 2017:

9.Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.

Như vậy, có thể hiểu, doanh nghiệp lữ hành là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho du khách.

Tại Việt Nam, dựa trên cơ sở phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, các công ty lữ hành được chia làm hai loại là: doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa.

Chức năng của doanh nghiệp lữ hành

Là một đơn vị chính thực hiện kinh doanh, kiếm lợi nhuận từ những hoạt động lữ dành nên doanh nghiệp lữ hành sẽ có những chức năng chính, bao gồm:

Đối với hoạt động của mình, chức năng chính của một doanh nghiệp lữ hành là thực hiện những công việc liên quan đến các dịch vụ môi giới trung gian, rồi tổ chức cũng như sản xuất những chương trình du lịch và thực hiện khai thác thêm những chương trình du lịch khác.

Theo đó, nhờ có chức năng này mà doanh nghiệp lữ hành chính cầu nối của bên cung với bên cầu trong du lịch, giữa những nhà cung ứng với những khách du lịch theo hoạt động của lữ hành đã được quy định trong đặc trưng của bên kinh doanh du lịch và sản phẩm du lịch. Doanh nghiệp lữ hành sẽ thực hiện chức năng sản xuất; xây dựng lên những chương trình du lịch, sẽ trọn gói để phục vụ các nhu cầu từ khách hàng.

Ngoài những chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành còn thực hiện việc khai thác những dịch vụ để có thể đáp ứng được yêu cầu từ khách hàng như: dịch vụ lưu trú, vận chuyển và ăn uống.

Các sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành

Doanh nghiệp lữ hành là gì? Quy định của pháp luật về doanh nghiệp lữ hành
Doanh nghiệp lữ hành là gì? Quy định của pháp luật về doanh nghiệp lữ hành

Chương trình du lịch trọn gói

Chương trình du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du lịch. Các công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với mức giá gộp.

Các thành phần cấu thành nội dung của chương trình du lịch trọn gói

Dịch vụ vận chuyển;

Dịch vụ tạm cư;

Dịch vụ ăn uống;

Lộ trình;

Dịch vụ tham quan, vui chơi tiêu khiển;

Điều hành và hướng dẫn;

Các loại phí tổn.

Dịch vụ trung gian

Các doanh nghiệp lữ hành trở thành một bộ phận quan trọng trong kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của các nhà cung cấp. Các doanh nghiệp lữ hành bán các sản phẩm của các nhà cung cấp này trực tiếp hoặc gián tiếp cho khách du lịch. Sản phẩm trung gian bao gồm:

Môi giới cho thuê ôtô

Đặt phòng khách sạn

Làm visa, đón và tiễn khách tại cửa khẩu…

Sản phẩm tổng hợp

Các công ty lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình để trở thành những người sản xuất trực tiếp ra sản phẩm du lịch.

Kinh doanh khách sạn, nhà hàng;

Kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí;

Kinh doanh dịch vụ hàng không, đường thủy,…

Các dịch vụ nhà băng cho khách du lịch.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp lữ hành

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật du lịch 2017:

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;

c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Căn cứ khoản 2 Điều 31 Luật du lịch 2017:

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;

c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Như vậy, cá nhân/ tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp và xin cấp giấy phép hoạt động lữ hành theo đúng quy mô và phạm vi dự kiến kinh doanh. 

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật du lịch 2017:

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

c) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

d) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;

đ) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật du lịch 2017:

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

c) Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

d) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật này;

đ) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Doanh nghiệp lữ hành là gì?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh; mẫu đơn xin giải thể công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp lữ hành ở đâu?

Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Du lịch

Phải đăng ký mã ngành du lịch khi nào?

Thông thường doanh nghiệp sẽ phải đăng ký mã ngành nghề ngay khi nộp hồ sơ thành lập công ty. Ở bước xin giấy phép con, doanh nghiệp chỉ cần nộp các loại giấy phép, chứng chỉ dựa trên yêu cầu của ngành nghề đã đăng ký ban đầu.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.