Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành chứng khoán?

27/04/2022
Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành chứng khoán?
1068
Views

Chứng khoán bao gồm nhiều loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền,… và một số loại chứng khoán khác theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp 2020, không phải doanh nghiệp nào cũng được phát hành chứng khoán, chẳng hạn như công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân là những loại hình doanh nghiệp không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Vậy loại hình doanh nghiệp nào được phát hành chứng khoán. Hãy cùng Luật sư 247 đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Chứng khoán là gì?

Chứng khoán là một tài sản (cụ thể chứng khoán là một loại giấy tờ có giá), là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của người sở hữu chứng khoán với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành.

(Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019).

Chứng khoán gồm những loại nào?

Chứng khoán bao gồm các loại sau:

  • Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
  • Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
  • Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.
  • Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định.
  • Chứng quyền có bảo đảm là loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm đó theo mức giá đã được xác định trước, tại một thời điểm hoặc trước một thời điểm đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.
  • Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền được mua cổ phần mới theo điều kiện đã được xác định.
  • Chứng chỉ lưu ký là loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở chứng khoán của tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.- Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.
  • Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

(Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019)

Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành chứng khoán?
Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành chứng khoán?

Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành chứng khoán?

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (khoản 2 Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2020)

Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (khoản 3 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020)

Công ty trách nhiệm hữu hạn:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 Luật Doanh nghiệp 2020.

(Khoản 3, 4 Điều 46, khoản 3, 4 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020)

Công ty cổ phần được quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty (khoản 3 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020).

Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành chứng khoán?
Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành chứng khoán?

Điều kiện để công ty phát hành cổ phiếu

Để được phát hành cổ phiếu, công ty phải đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Tại thời điểm đăng ký chào bán, phải có mức vốn điều lệ thực góp là 10 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán của công ty.
  • Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phải có lãi.

Ví dụ: Công ty bạn muốn phát hành cổ phiếu vào năm 2020. Thì hoạt động kinh doanh năm 2019 của bạn phải có lãi, không có lỗ lũy kế tính đến năm 2020.

Có phương án phát hành và sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán. Các phương án này phải được đại hội đồng cổ đông thông qua trong cuộc họp

Một số điều kiện khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

  • Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu;
  • Có đủ nguồn thực hiện căn cứ báo cáo tài chính gần chính được kiểm toán từ các nguồn sau đây:
  • Quỹ đầu tư phát triển;
  • Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối;
  • Thặng dư vốn;
  • Quỹ khác (nếu có) được sử dụng để bổ sung vào vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Tổng giá trị các nguồn vốn nêu trên phải đảm bảo không quá thấp hơn tổng giá trị vốn cổ phần tăng thêm theo phương án được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Công ty thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để tăng thêm vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu phải thực hiện báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Tài liệu báo cáo bao gồm:

  • Báo cáo phát hành cổ phiếu để tăng số vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu;
  • Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua triển khai thực hiện phương án phát hành;
  • Báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán theo quy định pháp luật
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu
  • Tài liệu chứng minh việc để điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ theo hướng dẫn về phân phối lợi nhuận từ chế độ kế toán doanh nghiệp.
  • Trường hợp công ty mẹ phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn cổ phần từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hay nguồn vốn thực hiện thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối dựa trên báo cáo tài chính hợp nhất.
  • Cao hơn mức lợi nhuận sau thuế khi chưa phân phối trên báo cáo tài chính của công ty mẹ
Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành chứng khoán?
Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành chứng khoán?

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành chứng khoán?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam; đăng ký bảo hộ thương hiệu; giải thể công ty; ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cổ phiếu có phải là chứng khoán?

Chứng khoán là một bằng chứng xác nhận sự sở hữu hợp pháp của người sở hữu đó với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Chứng khoán có thể là hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử.
Chứng khoán bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ … Chứng khoán cũng được coi là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính. Chứng khoán chia làm 3 loại chính: chứng khoán nợ, chứng khoán phái sinh và chứng khoán vốn.
Như vậy, cổ phiếu là một loại chứng khoán theo quy định pháp luật hiện nay.

Nếu hoạt động kinh doanh của năm trước lỗ có được phát hành chứng khoán không?

Để phát hành chứng khoán công ty phải đáp ứng một số điều kiện sau:
– Tại thời điểm đăng ký chào bán, phải có mức vốn điều lệ thực góp là 10 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán của công ty.
– Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phải có lãi.
Như vậy nếu hoạt động kinh doanh của năm trước lỗ thì công ty không được phát hành chứng khoán

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.