“Khắc dấu công ty bao nhiêu tiền?” đang là câu hỏi được rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp quan tâm. Trong bài viết này, Luật sư X chúng tôi xin được cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về giá của con dấu công ty. Nếu bạn quan tâm, đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Chi phí khắc dấu công ty.
Trước khi đặt khắc con dấu công ty, bên cạnh việc tìm hiểu về địa chỉ khắc thì việc tìm hiểu chi phí khắc dấu công ty cũng rất quan trọng. Trên thị trường, hiện mức giá khắc con dấu tròn công ty rất đa dạng. Tại sao lại có sự chênh lệch như vậy? chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Sự chênh lệch mức giá đó bắt nguồn từ sự khác biệt về cơ sở khắc, chất lượng khắc, loại con dấu, công nghệ khắc, và cả về chi phí vận chuyển nữa. Mỗi cơ sở khắc dấu sẽ sở hữu những máy móc, thiết bị và công nghệ khắc dấu khác nhau, tạo nên những thành phẩm riêng biệt. Bên cạnh đó, nếu như bạn đặt hàng ở những cơ sở ngoại tỉnh thì bạn cần phải trả thêm một khoản phí vận chuyển nhất định nữa.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dấu, với các loại giá đa dạng khác nhau, tuy nhiên giá khắc dấu dao động từ 90k – 160k đối với dấu chức danh, tên bình thường, 1 – 2 dòng, dấu chữ ký dao động từ 190k-250k , dấu hoàn công từ 450-500k dấu cán gỗ và khay mặc rời, còn nếu dấu liền mực thì khoảng 900-1triệu.
Trình tự thực hiện đăng ký con dấu mới.
* Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tổ chức có nhu cầu làm con dấu, viết giấy hẹn trả dấu.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
* Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hoàn thiện thủ tục và đề xuất cấp Giấy phép khắc dấu.
* Bước 3: Trình lãnh đạo duyệt Giấy phép khắc dấu và chuyển cho cơ sở kinh doanh khắc dấu để sản xuất con dấu.
* Bước 4: Nhận con dấu từ cơ sở kinh doanh khắc dấu chuyển đến để làm thủ tục lưu mẫu và hoàn thành giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.
* Bước 5: Trả con dấu cho cơ quan, tổ chức và làm thủ tục thu lệ phí theo quy định
Thành phần hồ sơ thực hiện đăng ký con dấu mới.
* Thành phần hồ sơ:
– Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước sử dụng con dấu có hình Quốc huy: Quyết định thành lập hoặc văn bản quy định về tổ chức, hoạt động của cơ quan có thẩm quyền.
– Đối với cơ quan chức năng quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn: Quyết định thành lập hoặc văn bản quy định về tổ chức, hoạt động của cơ quan có thẩm quyền.
– Đối với tổ chức sự nghiệp: Quyết định thành lập hoặc văn bản quy định về tổ chức, hoạt động của cơ quan có thẩm quyền; Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tổ chức phải đăng ký về lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.
– Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ: Quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền; Điều lệ hoạt động của tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Tổ chức trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phu chính phủ: Quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền; Văn bản quy định về tổ chức, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức theo quy định của pháp luật; Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tổ chức phảo đăng ký về lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.
– Đối với tổ chức tôn giáo: Quyết định công nhận tổ chức của cơ quan có thẩm quyền.
– Đối với tổ chức trực thuộc tổ chức tôn giáo: Quyết định của tổ chức tôn giáo về việc thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; Văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tổ chức phải đăng ký về lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.
– Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy đăng ký hoạt động hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức theo quy định của pháp luật.
– Đối với tổ chức trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật: Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền; Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tổ chức phải đăng ký về lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.
– Đối với tổ chức nước ngoài không có chức năng ngoại giao hoạt động hợp pháp tại Việt Nam: Giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
– Tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật: Quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền.
* Người đến nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình Thẻ căn cước công dân hoặc CMND.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật
- Biểu mẫu số 12 giấy đi đường
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Mẫu bài thu hoạch nghị quyết 13 của đảng – Tải xuống và xem trước
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Khắc dấu công ty bao nhiêu tiền?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, cấp phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự tại việt nam, dịch vụ luật sư đăng ký mã số thuế cá nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đội Đăng ký, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT và con dấu – Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh.
03 ngày làm việc.
gồm những gì?
Thành phần hồ sơ thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp gồm:
1. Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp (Phụ lục II-8)
2. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ.
3. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên).
4. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).