Cách chia đất thừa kế không có di chúc mới

21/04/2022
Cách chia đất thừa kế không có di chúc mới
649
Views

Chào Luật sư, tôi muốn hỏi luật sư về sự việc của gia đình mình như sau: Bố mẹ tôi đã kết hôn với nhau được hơn 40 năm; nay bố tôi mất vì tai nạn; vì mất đột ngột nên bố tôi không để lại di chúc chia tài sản cho ai cả. Như mẹ tôi kể, trong thời gian chung sống với nhau, bố mẹ có một miếng đất và một căn nhà đã được nhà nước cấp giấy tờ đất, nhà (sổ hồng). Ngoài ra, trước khi bố và mẹ kết hôn ông bà có tặng cho bố tôi một mảnh đất khác. Cách chia đất thừa kế không có di chúc mới hiện nay ra sao? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Quyền thừa kế là gì?

Theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2015, Quyền thừa kế được quy định như sau:

– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

– Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Từ quy định trên có thể hiểu, Quyền thừa kế bao gồm các quyền như sau: quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất, quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật và quyền được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản.

Cách chia đất thừa kế không có di chúc mới

Đối tượng của quyền thừa kế

Về đối tượng của quyền thừa kế là tài sản thuộc sở hữu của người chết để lại cho người còn sống (di sản thừa kế). Tài sản theo Điều 105 BLDS 2015 là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và hình thành trong tương lai.

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Ngoài ra, tài sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

Cách chia đất thừa kế không có di chúc mới

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi người có tài sản mất không để lại di chúc thì chia di sản thừa kế sẽ chia theo pháp luật. Chia thừa kế theo pháp luật là chia phần di sản thừa kế của người chết theo hàng thừa kế, không theo chỉ định của người có di sản.

Hàng thừa kế theo pháp luật được ấn định gồm có ba hàng thừa kế, cụ thể:

Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha, mẹ (gồm cả cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi) của người chết

Hàng thừa kế thứ hai: ông bà nội ngoại; anh, chị, em ruột của người chết…

Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội; cụ ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết..

Di sản thừa kế sẽ chia theo thứ tự từ hàng thừa kế thứ nhất; nếu trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hưởng hoặc từ chối hưởng, không được hưởng, bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì mới xét đến hàng thừa kế thứ hai.

Đối chiếu với tình huống của bạn di sản thừa kế của bố để lại sẽ được chia theo pháp luật như sau:

Tài sản riêng bố bạn có trước hôn nhân và một nửa tài sản chung của bố mẹ bạn được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất gồm: bố; mẹ (ông bà nội của bạn); mẹ bạn; bạn; và hai người con còn lại ( tổng cộng chia thừa kế thành 6 phần bằng nhau).

Cách chia đất thừa kế không có di chúc mới

Mẹ và bố dượng không kết hôn thì con được thừa kế tài sản chung không?

Với quy định nói trên; quan hệ giữa mẹ bạn và cha dượng của bạn không được coi là quan hệ hôn nhân. Tài sản có được trong thời gian chung sống không phải là tài sản chung vợ chồng.

Theo như bạn trình bày; mẹ bạn và cha dượng mua chung một mảnh đất; do mẹ bạn đứng tên. Như vậy; trên phương diện pháp luật; mẹ bạn là chủ sử dụng hợp pháp thửa đất; được pháp luật công nhận. Cha dượng không có quyền lợi với thửa đất này.

Trường hợp mẹ bạn có nguyện vọng sang tên (tặng cho) thửa đất cho hai anh em bạn thì có thể liên hệ với tổ chức công chứng nơi có đất để xác lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và đăng ký biến động theo quy định của pháp luật. Hai anh em bạn sẽ cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được cấp.

Đối với thửa đất bạn mua nhưng nhờ mẹ đứng tên; để sang tên sang cho anh em bạn; mẹ bạn và hai anh em bạn cũng thực hiện các thủ tục pháp lý tương tự như đối với thửa đất thứ nhất (thửa đất mẹ bạn mua)

Ai đương nhiên được thừa kế mà không phụ thuộc vào di chúc?

 Theo khoản 1 điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cách chia đất thừa kế không có di chúc mới”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh, đăng ký bảo vệ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, cấp phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ luật sư thành lập công ty giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có được thừa kế bất động sản không?

Di sản thừa kế được pháp luật quy định là tài sản hợp pháp của người đã mất. Tài sản hợp pháp gồm
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Như vậy theo quy định trên, bất động sản được xem là tài sản hợp pháp. Và theo các quy định pháp luật đã nêu trên bất dộng sản sẽ được coi là di sản thừa kế.

Tranh chấp về thừa kế đất đai có bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải không?

Đối với những tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mới bắt buộc thông qua thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Những hàng thừa kế theo pháp luật là gì?

Theo BLDS 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.