04 trường hợp công dân Việt Nam được phép có hai quốc tịch

21/04/2022
04 trường hợp công dân Việt Nam được phép có hai quốc tịch
474
Views

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhà nước chỉ cho phép công dân mang 1 quốc tịch. Còn theo quy định của pháp luật Việt Nam, có tồn tại 04 trường hợp công dân Việt Nam được phép có hai quốc tịch. Vậy 04 trường hợp đó là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để có câu trả lời nhé!

Căn cứ pháp lý

Sau đây là 04 trường hợp công dân Việt Nam được phép có hai quốc tịch:

Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn còn quốc tịch Việt Nam

Theo khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày 01/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Trường hợp được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài

– Theo khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định, người nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài trong các trường hợp:

+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Theo Điều 9 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định, người xin nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài và trình Chủ tịch nước xem xét nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

+ Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.

+ Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.

+ Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài

Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài
Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài

– Theo khoản 5 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định, người được trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Theo Điều 14 Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài và trình Chủ tịch nước xem xét nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Có đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

+ Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.

+ Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng.

+ Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trường hợp trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi

Theo Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định:

Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.

Như vậy trong trường hợp trẻ em là người mang quốc tịch Việt Nam được công dân nước ngoài nhận nuôi thì pháp luật Việt Nam vẫn cho phép trẻ em mang hai quốc tịch.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “04 trường hợp công dân Việt Nam được phép có hai quốc tịch“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Quốc tịch là gì?

Khi nhắc đến quốc tịch, ta thường nhắc đến tư cách công dân của nhà nước độc lập; có chủ quyền. Quốc tịch của mỗi cá nhân có sự ổn định, không thay đổi dù bạn ở đâu; ở quốc gia nào trên thế giới. Và quốc tịch thường gắn liền với mỗi cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết đi; trừ những trường hợp đặc biệt.
Từ đó có thể hiểu Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý – chính trị có tính chất lâu dài, bền vững, ổn định cao cả về không gian, thời gian giữa cá nhân cụ thể và một nhà nước nhất định.

Quốc tịch Việt Nam là gì?

Tại Điều 1 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: “Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam”.

Công dân Việt Nam được phép có bao nhiêu quốc tịch?

Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định nguyên tắc quốc tịch, theo đó nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; trừ trường hợp Luật này có quy định khác. Như vậy, trong một số trường hợp ngoại lệ; Việt Nam vẫn cho phép công dân được mang nhiều hơn một quốc tịch.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.