Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng sản phẩm mới nhất

25/03/2022
Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng sản phẩm 2022
1621
Views

Giấy chứng nhận xuất xưởng có những thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, khẳng định sản phẩm là hàng thật, đây cũng là lời khẳng định về các tiêu chí, chất lượng của sản phẩm. Doanh nghiệp bạn đã có mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng sản phẩm 2022? Hãy tham khảo Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng sản phẩm 2022 của Luật sư X

Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng sản phẩm

Chứng nhận xuất xưởng là (được dịch sang tiếng Anh có nghĩa là Certificate of Origin) hay viết tắt là C/O – là một văn bản chứng nhận xuất xứ hàng hoá của một quốc gia cụ thể trong xuất nhập khẩu, nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào. Được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hàng hóa tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu.

Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng hàng hóa

Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng sản phẩm mới nhất

Giấy chứng nhận xuất xưởng hàng hóa gồm những nội dung chính cụ thể:

  • Loại mẫu theo chuẩn từng vùng cụ thể, họ tên chủ thể, địa điểm xuất nhập khẩu.
  • Tên, địa chỉ công ty xuất khẩu, nhập khẩu
  • Tiêu chí về vận tải, phương tiện vận chuyển, cảng biển, địa điểm dỡ hàng vv.
  • Tiêu chuẩn về đóng gói hàng hóa (bao bì, quy cách đóng gói, nhãn mác, số lượng)
  • Và cuối cùng là tiêu chuẩn về xuất xứ, và xác nhận cơ quan có thẩm quyền.

Vai trò của giấy chứng nhận xuất xưởng hàng hóa

  • Để xác nhận xuất xứ của hàng hóa theo hợp đồng mua bán. Điều này chứng minh được hàng hóa đó có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan hay không. Ngoài ra, C/O giúp chứng minh hàng hóa đang thực hiện xuất nhập khẩu của hai quốc gia phù hợp với quy định của pháp luật đôi bên.
  • Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Việc xác định được xuất xứ khiến cho việc chống phá giá và áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
  • Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ giúp cho việc thống kê thương mại đối với một nước trở nên dễ dàng hơn trên cơ sở đó cơ quan thương mại sẽ duy trì hệ thống hạn ngạch.
  • Ngoài ra: một số mặt hàng CO sẽ quyết định hàng từ nước đó có đủ tiêu chuẩn nhập vào Việt Nam hay không.

Quy định của pháp luật về giấy chứng nhận xuất xưởng

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam không có nội dung hay định nghĩa cụ thể nào về giấy chứng nhận xuất xưởng mà chỉ có quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Vì thế trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa thì xuất xứ hàng hóa được hiểu là nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Hàng hóa được coi là có xuất xứ hàng hóa khi thuộc một trong 02 trường hợp như sau:

– Hàng hóa có xuất xứ thuần túy (được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ): cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại nước, nhóm nước và vùng lãnh thổ; động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước, quốc gia, nhóm nước và các sản phẩm từ những loại động vật này; sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm tại nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ; các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển, dưới đáy biển của một nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ… và một số trường hợp khác theo quy định tại Điều 7 Nghị định 31/2018.

– Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy: theo quy định tại Điều 8 Nghị định 31, hàng hóa được cho là xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nếu hàng hóa đáp ứng được các tiêu chí xuất xứ thuộc danh mục quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương quy định.

Cũng theo quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP, thương nhân khi lần đầu tiên đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải thực hiện đăng ký hồ sơ thương nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 13).

Mời bạn đọc xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư X:

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Xin giấy xác nhận dân sự mất bao nhiêu tiền?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về giấy phép bay flycam, quản lý mã số thuế cá nhân, công ty tạm ngừng kinh doanh,… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Câu hỏi thường gặp

Mẫu giấy chứng nhận xuất xưởng sản phẩm gồm những nội dung gì?

Loại mẫu theo chuẩn từng vùng cụ thể, họ tên chủ thể, địa điểm xuất nhập khẩu.
Tên, địa chỉ công ty xuất khẩu, nhập khẩu
Tiêu chí về vận tải, phương tiện vận chuyển, cảng biển, địa điểm dỡ hàng vv.
Tiêu chuẩn về đóng gói hàng hóa (bao bì, quy cách đóng gói, nhãn mác, số lượng)
Và cuối cùng là tiêu chuẩn về xuất xứ, và xác nhận cơ quan có thẩm quyền.

Xuất xứ hàng hóa là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa thì xuất xứ hàng hóa được hiểu là nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.