Chủ nhà tăng tiền thuê nhà do xăng tăng thì người ở trọ phải làm gì?

22/03/2022
1071
Views

Tôi ký hợp đồng thuê với thời hạn 24 tháng nhưng mới được 7 tháng thì chủ nhà đòi tăng giá lên 20% với lý do giá xăng tăng. Nếu không đồng ý, tôi sẽ bị đuổi và mất tiền cọc. Chủ nhà tăng tiền thuê nhà do xăng tăng thì người ở trọ phải làm gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Luật cư trú 2020

Chủ nhà tăng tiền thuê nhà do xăng tăng thì người ở trọ phải làm gì?

Theo điểm b khoản 3 điều 132 Luật Nhà ở năm 2014, trường hợp bên cho thuê nhà tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở.

Theo khoản 4 điều 132 Luật Nhà ở năm 2014, trường hợp bên cho thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở không đúng pháp luật mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên thuê.

Chủ nhà tăng tiền thuê nhà do xăng tăng thì người ở trọ phải làm gì?

Chủ nhà tăng tiền thuê nhà do xăng tăng thì người ở trọ có quyền chấm dứt hợp đồng thuê nhà không?

Phương án 1: 

Nói cho chủ nhà biết việc làm của họ là vi phạm pháp luật, và tiếp tục ở cho đến khi hết hạn hợp đồng. Nếu chủ nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì có thể khởi kiện họ ra Tòa án có thẩm quyền nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.

Phương án 2: 

Có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và yêu cầu chủ nhà trả lại tiền đặt cọc và tiền bồi thường thiệt hại (nếu có), vì trong trường hợp này lỗi thuộc về bên cho thuê. Nếu chủ nhà không đồng ý trả lại tiền cọc và tiền bồi thường thiệt hại (nếu có) thì có thể khởi kiện họ ra Tòa án có thẩm quyền nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.

Chủ nhà tăng tiền thuê nhà do xăng tăng thì người ở trọ phải làm gì?

Chủ nhà trọ tự ý tăng tiền điện nước có vi phạm không?

Với bất kì hành vi vi phạm nào cũng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Do đó; mà hành vi thu tiền điện quá quy định cũng không ngoại lệ. Theo khoản 6 và khoản 12 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP; quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về sử dụng điện; theo đó:

  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người cho thuê nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định cho trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ mục đích sinh hoạt.
  • Ngoài các hình thức xử phạt hành chính, các nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: là buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền bất hợp pháp có được.

Như vậy; với hành thu tiền cao hơn quy định chủ nhà trọ có thể bị xử phạt hành chính từ 07 triệu đồng đến 10 triệu đồng; ngoài ra sẽ phải nộp lại số tiền chênh lệch do thu sai quy định vào ngân sách nhà nước.

Thực trạng về việc thu tiền điện của chủ nhà trọ

Mỗi một sinh viên hay người lao động xa nhà chắc hẳn là đều phải ở nhà trọ; và việc nhiều chủ nhà trọ áp dụng giá điện cao hơn nhiều lần so với quy định nhà nước không còn xa lạ. Trên thực tế; việc áp dụng giá điện đều do chủ trọ tự quyết định và không có áp dụng bất cứ một quy định nào của pháp luật.

Hiện nay có nhiều chủ nhà trọ quản lý từ vài đến vài chục phòng trọ nhưng lại áp dụng giá điện cao gấp từ 1,5 đến 2 lần theo quy định. Như có thể thấy; đây là tình trạng chung và khá phổ biến nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm; và giải quyết từ cơ quan có thẩm quyền.

Đòi hỏi phải thực hiện niêm yết công khai biểu giá bán điện tại các khu nhà cho thuê; tại các điểm tập trung dân cư, nơi tiếp dân của UBND Quận, huyện, Phường, xã, Thị trấn; và các Ban Điều hành khu phố, Tổ dân phố, các Khu chế xuất và Khu công nghiệp để người thuê trọ được biết.

Đồng thời; các công ty Điện lực thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước; Sở Công Thương giám sát việc đảm bảo cho người thuê nhà được hưởng giá bán lẻ điện sinh hoạt đúng quy định.

Chủ nhà tăng tiền thuê nhà do xăng tăng thì người ở trọ phải làm gì?

Chủ nhà trọ không thực hiện theo hợp đồng thì bị xử phạt thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 điều 132 Luật nhà ở 2020; về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà của bên cho thuê trong trường hợp sau đây:

  • Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng; không đúng điều kiện theo quy định của Luật này;
  • Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
  • Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;
  • Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;
  • Bên thuê chuyển đổi, cho mượn; cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;
  • Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt; của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố; trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục.

Theo đó để xem xét việc chủ trọ chấm dứt hợp đồng có phải bồi thường cho bên thuê nhà khi lấy nhà trước hạn hay không ta phải xem xét các trường hợp sau:

Trường hợp 1: chủ nhà chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật

Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng; với một trong các lý do được quy định tại điều 132 Luật nhà ở 2020; cũng như tuân thủ thời hạn báo trước 30 ngày theo quy định tại khoản 4 điều này thì chủ trọ không phải bồi thường cho người thuê trọ theo pháp luật.

Trường hợp 2: Chủ chấm dứt hợp đồng mà không thuộc các trường hợp trên

Theo đó trong trường hợp này; chủ trọ phải thực hiện trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật; cũng như thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng.

Video Luật sư 247 giải đáp thắc mắc Chủ nhà tăng tiền thuê nhà do xăng tăng thì người ở trọ phải làm gì?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Chủ nhà tăng tiền thuê nhà do xăng tăng thì người ở trọ phải làm gì?” Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nam và nữ thuê chung phòng trọ có vi phạm Luật Hôn nhân gia đình không?

Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

Chủ trọ có được chấm dứt hợp đồng khi bên thuê thường xuyên gây ồn ào ảnh hường đến trật tự ?

Trong trường hợp này theo quy định tại khoản 2 điều 132 Luật nhà ở 2020 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:
Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt; của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố; trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.