Vợ cũ thuê người theo dõi xâm phạm đời tư thì nên làm gì?

21/03/2022
444
Views

Theo dõi người khác chưa bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Tong trường hợp nếu hành vi này nhằm mục đích xúc phạm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của người khác thì tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi, người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Vợ cũ thuê người theo dõi xâm phạm đời tư thì nên làm gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Vợ cũ thuê người theo dõi xâm phạm đời tư thì nên làm gì?

Xử phạt vi phạm hành chính

Theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 21/12/2021, người nào có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Đối với hành vi đọc trộm tin nhắn trên các mạng xã hội: “Người nào thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật; cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng; nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật; thu giữ thư, điện báo, điện tín trái pháp luật… có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng”

Vợ cũ thuê người theo dõi xâm phạm đời tư thì nên làm gì?

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Tùy vào loại hành vi cấu thành nên loại tội phạm nào thì người có hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong số các tội sau:

Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 158 Bộ luật hình sự 2015). Tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm với các trường hợp:

– Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

– Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

– Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

– Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

– Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác mà đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi nêu trên.

Vợ cũ không cho thăm con thì nên làm gì?

Như đã biết thì; sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở, ngay cả người đang trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, có những trường hợp người không trực tiếp nuôi con bị Tòa án hạn chế quyền thăm con.

Cụ thể, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định các trường hợp này bao gồm:

  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  • Phá tán tài sản của con;
  • Có lối sống đồi trụy;
  • Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;

Như vậy, trong một số trường hợp thì có thể hạn chế quyền thằm nuôi con của chồng. Đây là những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến người con, đến sự phát triển, nhận thức, giáo dục con cho nên người trực tiếp nuôi con hoặc người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con.

Vợ cũ lên mạng xã hội lăng mạ có bị xử lý không?

Xúc phạm danh dự; nhân phẩm của người khác có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 NĐ 167/2013 như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi như có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự,nhân phẩm của người khác.

Chế tài dân sự: Người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm người khác nếu gây ra thiệt hại về vật chất; tinh thần thì sẽ phải bồi thường theo quy định tại Điều 592 BLDS 2015.

  1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

  1. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự; nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này; và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm; uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Vợ cũ thuê người theo dõi xâm phạm đời tư thì nên làm gì?”. Nếu quý khách có nhu khác như soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;  đăng ký bảo hộ logo độc quyền,thành lập công ty,…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tin nhắn Facebook được coi là chứng cứ không?

Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự thì tin nhắn từ Facebook điện thoại được xem là nguồn chứng cứ ở dạng dữ liệu điện tử. Mà thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử (Khoản 3 Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự 2015);

Bố mẹ tự ý đăng ảnh con lên mạng xã hội có xâm phạm quyền riêng tư?

Hình ảnh của con cũng là một quyền riêng tư của các con mà được pháp luật về trẻ em bảo vệ. Do đó, hành vi tự ý đăng ảnh con lên mạng xã hội cũng đã xâm phạm quyền riêng tư của con. Việc đăng hình ảnh của con lên mạng còn tiềm ẩn những bất cập ảnh hưởng đến cuộc sống của con. Hành vi này có thể bị phạt hành chính; nặng hơn có thể bị phạt tù

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.