Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mới nhất

26/07/2021
Bổ sung tên cha, mẹ vào giấy khai sinh cho con mới nhất năm 2021
802
Views

Thông thường tình cảm bắt nguồn từ các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Riêng tình cảm cha mẹ đối với con cái là do được khơi dậy từ tình yêu thương tự nhiên. Chính vì thế, tình cảm cha – mẹ – con cái và ngược lại; đạo làm con đối với cha mẹ là quan hệ “máu mủ ruột rà”; có ý nghĩa thiêng liêng nhất của con người. Nó là nền tảng để xây dựng những mối quan hệ tình cảm khác trong xã hội chúng ta. Tình cảm của cha mẹ và con cái đã trở thành thứ tình cảm trường tồn; vượt qua không gian, thời gian và những biến đổi của các yếu tố xã hội.

Sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái là một trong những kết nối mạnh mẽ nhất trong tự nhiên. Tình yêu lãng mạn có thể đến và đi; nhưng một khi đã gắn bó với con cái, cha mẹ có thể bị thu hút suốt cuộc đời. Cho dù là một người mẹ hay cha; là cha mẹ nuôi hay cha mẹ dượng thì bằng một cách nào đó vẫn có thể trở thành một mối liên kết mạnh mẽ với nhau trong cuộc sống. Để đảm bảo quyền và lợi ích của mỗi cá nhân là cha, mẹ và con Nhà nước ta đã ban hành pháp luật. Từ đó tránh được những rủi ro trong thực tế; và đồng thời cùng tạo nên những mỗi quan hệ văn minh và chuẩn mực xã hội.

Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như thế nào? Đăng ký làm sao? Hồ sơ đăng ký gồm những loại giấy tờ gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Luật Hộ tịch năm 2014

Nghị định số 123/2015/NĐ-CP

Cách thức thực hiện

Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con (một hoặc hai bên) nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.

Quy trình thực hiện

– Người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.

– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ; xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy/phiếu tiếp nhận; ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ; hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn; nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện; ký, ghi rõ họ, đệm, tên của người tiếp nhận.

– Nếu hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ; trong đó ghi rõ lý do từ chối, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

– 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã. Trường hợp Chủ tịch UBND cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con, cùng các bên đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ. Chủ tịch UBND cấp xã ký cấp Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con cho người yêu cầu.

Thành phần hồ sơ

Giấy tờ phải xuất trình

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp; còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con.

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc).

Giấy tờ phải nộp

– Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu.

– Giấy tờ, đồ vật hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm:

+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

+ Trường hợp không có văn bản nêu trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Điều kiện thực hiện thủ tục đăng kí nhận cha, mẹ, con

– Bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều còn sống;

– Việc nhận cha, mẹ, con không có tranh chấp.

– Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Câu hỏi liên quan

Trường hợp nào không được yêu cầu xuất trình bản chính?

Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính

Trường hợp nào không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó?

Nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó.

Trường hợp nào không được yêu cầu người đăng ký nộp thêm giấy tờ?

Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.

Lệ phí thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con là bao nhiêu?

Lệ phí không quá 15.000 đồng.
Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật.

Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mới nhất. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ 0833102102

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận