Phân tích Điều 337 Bộ luật hình sự?

02/03/2022
Điều 337 Bộ luật hình sự
1214
Views

Điều 337 Chương XXII Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước 

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Điều 337 Bộ luật hình sự

Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khoản 1 Điều 337 Bộ luật hình sự

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước là hành vi cho người khác biết bí mật Nhà nước (Bí mật Nhà nước là tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, … và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước là hành vi lấy các tài liệu bí mật Nhà nước làm của riêng; bằng bất kỳ thủ đoạn nào (tài liệu bí mật Nhà nước là một dạng vật chất đã ghi nhận những thông tin ở dạng thành văn bản, âm thanh, hình ảnh có chứa đựng các nội dung được xác định là bí mật Nhà nước).

Mua bán tài liệu bí mật Nhà nước là hành vi dùng tiền của để trao đổi, sao chép, chụp lại… tài liệu được xác định là bí mật Nhà nước

Tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước là hành vi làm cho tài liệu bí mật Nhà nước bị hỏng đến mức không thể khôi phục được như đốt, xé nát,…

Phân tích Điều 337 Bộ luật hình sự?

Khoản 2 Điều 337 Bộ luật hình sự

Tại khoản 2 Điều 337 Bộ luật hình sự quy định như sau:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.

Tại khoản 2 Điều 337 Bộ luật hình sự quy định về các hành vi; làm tăng nặng khung hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Đó là khi xâm phạm vào bí mật nhà nước thuộc độ tối mật; Người có chức vụ quyền hạn mà lại lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước; hoặc việc làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước; Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.

Khoản 3 Điều 337 Bộ luật hình sự

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Theo đó khoản 3 Điều 337 Bộ luật hình sự quy định về hình phạt tù nặng nhất mà tội phạm có thể phải chịu lên đến 10 năm đến 15 năm tù; khi phạm tội thuộc các trường hợp như: phạm tội có tổ chức; khi xâm phạm vào bí mật nhà nước thuộc độ tối mật; Phạm tội 02 lần trở lên và Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Điều 337 Bộ luật hình sự. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin cấp phép bay flycam , tạm dừng công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao … của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Vô ý làm lộ bí mật nhà nước có bị phạt tù không?

Theo Điều 338 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định như sau:
– Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật, tuyệt mật;
+ Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, chế độ chính trị; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khách thể của tội làm lộ bí mật nhà nước theo Điều 337 Bộ luật hình sự là gì?

Hành vi làm lộ bí mật nhà nước xâm phạm đến chê độ bảo mật Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác.
Ngoài ra còn gián tiếp xâm phạm đến an ninh đối nội và an ninh đối ngoại của Nhà nưốc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đe dọa sự ổn định và vững vàng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.