Điều kiện thành lập công ty dược phẩm là gì?

13/02/2022
Điều kiện thành lập công ty dược phẩm là gì?
1116
Views

Ngành Dược đã có từ hàng nghìn năm và Nhu cầu sử dụng thuốc là một nhu cầu tất yếu khi chúng ta bị bệnh. Ngày nay, ngành Dược là một ngành cao quý và ngay càng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Buôn bán thuốc mang lại lợi nhuận rất lớn cho người kinh doanh. Để hoạt động hiệu quả nhất và phát triển lớn mạnh nên thành lập công ty buôn bán thuốc. Vậy điều kiện thành lập công ty dược phẩm là gì? Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về nội dung nêu trên

Căn cứ pháp lý

Công ty dược là gì?

Công ty kinh doanh dược phẩm (hay còn gọi là công ty kinh doanh thuốc) là loại hình công ty kinh doanh các loại hợp chất.

Những hợp chất này được nghiên cứu tổng hợp từ các thành phần khác nhau, đã được kiểm chứng về nguồn gốc chất lượng.

Những loại sản phẩm kinh doanh này được dùng cho người, động vật hoặc thực vật nhằm điều trị bệnh lý, sinh lý hoặc góp phần vào việc chuẩn đoán bệnh.

Điều kiện thành lập công ty dược phẩm là gì?

Điều kiện về chủ sở hữu

Để thành lập công ty dược phẩm, chủ sở hữu cũng cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức và cá nhân được thành lập và quản lý doanh nghiệp, trừ một số trường hợp sau:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân không thuộc các trường hợp trên thì đã đủ điều kiện thành lập công ty dược phẩm.

Điều kiện về ngành nghề đăng ký

Theo quy định hiện hành, pháp luật cũng quy định rõ ràng những ngành nghề kinh doanh bị cấm và phải đáp ứng những điều kiện để kinh doanh.

Thứ nhất, theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Như vậy, khi thành lập công ty, các chủ thể đầu tư có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế, thế mạnh của mình, miễn là không thuộc các trường hợp ngành nghề thuộc danh mục cấm của pháp luật.

Những ngành nghề mà pháp luật nước ta cấm kinh doanh là các hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.

Thứ hai, đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định.

Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.

Theo quy định tại Điều 6, Luật Đầu tư 2020, những ngành nghề sau đây sẽ bị cấm kinh doanh:

a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g) Kinh doanh pháo nổ;

h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ Lục 4, Luật Đầu tư 2020.

Như vậy, doanh nghiệp sẽ bị cấm kinh doanh các ngành nghề trên.

Như vậy căn cứ vào Phụ lục IV, kinh doanh dược là là một trong 227 ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh dược như trình tự, thủ tục, điều kiện kinh doanh được tuân thủ theo quy định của Luật doanh nghiệp. Do đó, công ty dược cần xin các Giấy phép kinh doanh đối với các ngành nghề đó, để việc kinh doanh được thuận lợi, đúng pháp luật.

Điều kiện về tên công ty

Việc đặt tên cho công ty dược cũng cần đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Pháp luật cũng quy định chi tiết về tên doanh nghiệp, đảm bảo hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam, tránh nhầm lần với các công ty khác.

Vì tên doanh nghiệp còn có thể thể hiện những đặc trưng của công ty; ngành nghề, loại hình kinh doanh,..

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:

  • Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp.
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều kiện về trụ sở chính

Công ty dược phẩm phải có địa chỉ kinh doanh rõ ràng. Địa chỉ trụ sở chính phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Và xác định được số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố, đường hoặc thôn , xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Công ty dược phẩm không được đặt địa chỉ tại chung cư, nhà tập thể.

Điều kiện về vốn

Muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm thì chắc chắn chủ sở hữu phải chuẩn bị vốn. Mức vốn có thể tùy vào khả năng tài chính hoặc theo quy định ngành nghề về vốn tối thiểu.

Ngoài ra, khi mở một công ty, thì doanh nghiệp phải thực hiện kê khai vốn điều lệ. Số vốn này có trường hợp cần chứng minh, có trường hợp lại không. Bởi vì hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải kê khai khi đăng ký kinh doanh. Tức là doanh nghiệp có thể đăng ký vốn điều lệ từ vài triệu đồng cho đến vài tỷ đồng.

Tuy nhiên, doanh nghiệp phải lưu ý với trường hợp đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện về vốn thì có thể đăng ký vốn điều lệ tùy vào công ty. Nhưng nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về vốn mà cụ thể là vốn pháp định thì phải kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc hơn số vốn pháp định được quy định.

Điều kiện về con dấu

Con dấu rất quan doanh nghiệp. Nó thể hiện ý chí của công ty trong mọi giao dịch. Vì vậy, pháp luật hiện hành cũng quy định rất chặt chẽ, quy định về kích thước, kiểu dáng sao cho đồng nhất, phù hợp.

Kích thước, hình dạng con dấu được quy định tại Thông tư 21/2012/TT-BCA như sau:

Đường kính 36mm;

  • Vành ngoài phía trên con dấu: Mã số doanh nghiệp, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, số giấy phép thành lập, hoạt động, số giấy chứng nhận đầu tư, sau dãy số thực là loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh nước ngoài, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Vành đai phía dưới con dấu: Tên cấp huyện kèm theo tên cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính;
  • Giữa con dấu: Tên tổ chức dùng dấu.

Video Luật sư X đề cập đến vấn đề “Điều kiện thành lập công ty dược phẩm là gì?”

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Điều kiện thành lập công ty dược phẩm là gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, quy trình công ty tạm ngừng kinh doanh; công văn xin tạm ngừng kinh doanh;  thông báo giải thể công ty cổ phần hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, mẫu đơn xin giải thể công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Các hình thức kinh doanh dược phẩm cơ bản bao gồm các hình thức nào?

Các hình thức kinh doanh dược phẩm cơ bản bao gồm:
Sản xuất thuốc
Bán buôn thuốc
Bán lẻ thuốc
Xuất khẩu, nhập khẩu thuốc
Dịch vụ bảo quản thuốc
Sản xuất bao bì trực tiếp với thuốc

Trụ sở chính giải thể thì chi nhánh có được hoạt động tiếp không?

Theo quy định, trước khi tiến hành giải thể công ty; doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện,.. của doanh nghiệp. Vì vậy, chi nhánh sẽ không còn hoạt động nếu công ty tiến hành giải thể.

Điều kiện thành lập công ty dược phẩm là gì?

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.