Chào Luật sư! Tôi có một người bạn đã dùng thủ đoạn để chiếm đoạt của tôi một khoản tiền rất lớn. Hiện nay, tình hình kinh tế của tôi hết sức khó khăn. Tuy nhiên, anh ta không có động thái muốn trả lại số tiền trên. Vì vậy, tôi muốn khởi kiện, Vậy Luật sư cho tôi hỏi là chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng bị phạt tù bao nhiêu năm? HI vọng nhận được phản hồi từ phía Luật sư! Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng bị phạt tù bao nhiêu năm?
Chiếm đoạt tài sản từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng tù bao nhiêu năm?
Căn cứ theo khoản 3 điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
Người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Như vậy, chiếm đoạt tài sản từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi nào bị kết án chung thân?
Căn cứ theo điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị kết án chung thân khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là người đã có lỗi trong việc cố ý thực hiện hành vi lừa đảo, lừa dối để chiếm đoạt tài sản của người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội này.
Khách thể
Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước; cơ quan; tổ chức; cá nhân.
Tuy nhiên, loại tội này khác với các tội có tính chất chiếm đoạt khác (tội cướp tài sản tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản…) ở chỗ không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.
Mặt khách quan của tội phạm
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hai dạng hành vi có mối quan hệ mật thiết với nhau: Hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt.
Nếu hành vi lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra; thì hành vi chiếm đoạt chính là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối:
Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật; nhưng lại mong muốn người khác tin để đạt được mục đích lừa dối.
Hành vi lừa dối như vậy có thể được thực hiện qua lời nói, qua việc xuất trình những giấy tờ sai sự thật hoặc qua những việc làm cụ thể (đưa sai; đưa thiếu; đếm thiếu v.v..).
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện các tội phạm nêu trên với lỗi cố ý.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng bị xử lý như thế nào?
- Theo quan điểm luật sư có nên hợp pháp hóa tiền ảo để thu thuế không?
- Trộm cắp vặt có bị phạt tù theo pháp luật hình sự hay không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng bị phạt tù bao nhiêu năm?” Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về Xác nhận tình trạng hôn nhân; Xác nhận độc thân; ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty; ;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và giao tài sản để chiếm đoạt tài sản đó.
Miễn trách nhiệm hình sự là một trong những nội dung thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước. Biện pháp này được quy định và áp dụng trong một số trường hợp phạm tội nếu xét thấy không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không cần buộc họ phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt mà vẫn đảm bảo được yêu cầu phòng và chống tội phạm, vẫn đảm bảo được yêu cầu giáo dục người phạm tội để họ trở thành người có ích cho xã hội.
Miễn hình phạt là không buộc người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hĩnh phạt về tội mà họ đã thực hiện.