THỦ TỤC XIN PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP

31/01/2022
582
Views
MỚI 2019] Phiếu lý lịch tư pháp số 1, số 2 là gì, làm ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều thủ tục khi thực hiện yêu cầu phải có phiếu lý lịch tư pháp. Vậy lý lịch tư pháp là gì ? điều kiện, thành phần hồ sơ, thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp ra sao. Luật sư X xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp với nội dung cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý

Luật lý lịch tư pháp 2009

Nghị định 111/2010/NĐ-CP

Thông tư 13/2011/TT-BTP

Phiếu lý lịch tư pháp là gì ?

– Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

– Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Toà án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án.

– Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp nhằm có tác dụng gì ?

– Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

– Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng.

– Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự.

– Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Những ai được thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp ?

– Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

– Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Lý lịch tư pháp khác với sơ yếu lý lịch ở điểm nào ?

– Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

– Sơ yếu lý lịch là tờ khai tổng quan những thông tin liên quan đến một người, bao gồm thông tin cá nhân và thông tin nhân thân (bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em…).

Thủ tục xin phiếu lý lý lịch tư pháp  gồm những hồ sơ gì ?

– Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu);

– Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (kèm bản chính để đối chiếu);

– Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm (kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú.

– Ngoài ra, người yêu cầu cấp PLLTP thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm lệ phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

Thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp ở đâu ?

Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp bao gồm Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp. 

1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

4. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

MỜI BẠN XEM THÊM :

Luật cư trú năm 2020

Cách tính thuế thu nhập cá nhân khi bán nhà cho cá nhân cư trú

Thông tin liên hệ

 Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư 247 là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102  để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau: 

1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux 

2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux 

3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux 

Câu hỏi thường gặp

Tôi cần thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp thì tôi có thể xin ở đâu được ?

Bạn cần thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp thì bạn có thể lựa chọn hai cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp là Sở Tư pháp nơi bạn cư trú hoặc tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Theo quy định đã quy định rõ thẩm quyền  cấp phiếu lý lịch tư pháp như sau:
1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.