Thủ tục làm giấy khai sinh cho con trong trường hợp đặc biệt

30/01/2022
T\
1015
Views

Làm thủ tục khai sinh cho con vốn đã khá phức tạp. Song, có nhiều trường hợp trẻ em sinh ra trong những trường hợp đặc biệt( có con khi chưa kết hôn, mang thai hộ,…) thì thủ tục ấy lại càng khó hơn. Trong bài viết này hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thủ tục làm giấy khai sinh trong trường hợp đặc biệt cần những gì nhé!

Căn cứ pháp lí

Giấy khai sinh là gì?

Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014:

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:

1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Do đó, có thể thấy, giấy khai sinh là một trong những giấy tờ hộ tịch gốc của một cá nhân, quy định các thông tin cơ bản của công dân như năm sinh, giới tính, họ tên, dân tộc, quốc tịch…

Người chưa kết hôn thì đăng ký khai sinh cho con thế nào?

Khi chưa đăng ký kết hôn mà muốn khai sinh cho con có tên cha thì phải tiến hành làm đồng thời hai thủ tục:

  • Thủ tục đăng ký khai sinh cho con.
  • Thủ tục nhận cha con

Nếu cha mẹ chưa kết hôn, khi thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh cho còn thì bỏ trống tên cha. Việc khai sinh họ, quê quán, dân tộc, quốc tịch của con được xác định theo họ, quê quán, dân tộc, quốc tịch của mẹ. Phần thông tin về người cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ sẽ để trống.

Con khai sinh có được mang họ mẹ không?

Các trường hợp dưới đây sẽ được phép đăng ký khai sinh con theo họ người mẹ

Trường hợp 1: Do cha, mẹ thỏa thuận

Khoản 1 Điều 4 của Nghị định 123, họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ;

Trong trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không được thỏa thuận, thì xác định theo tập quán.

Trong trường hợp cha, mẹ có thỏa thuận, con có thể khai sinh theo họ của mẹ mà không bắt buộc phải theo họ của cha.

Trường hợp 2: Không xác định được người cha

Tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định trường hợp chưa xác định người cha thì khi đăng ký khai sinh, họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định dựa theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của người mẹ. Thông tin về người cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ sẽ để trống.

Đăng ký khai sinh cho con sinh ra do mang thai hộ như thế nào?

Theo quy định tại Luật Hộ tịch, đứa trẻ sinh ra sẽ được xác định là con của người được nhờ mang thai hộ nên trách nhiệm đăng ký khai sinh thuộc về người chồng/người vợ nhờ mang thai hộ.

Về cơ bản, thủ tục đăng ký giấy khai sinh cho con do mang thai hộ cũng giống như thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em bình thường. Ngoại trừ, vì được sinh ra nhờ mang thai hộ, nên cần lưu ý khi xin cấp giấy chứng sinh.

Nếu chỉ có sổ tạm trú thì có làm đăng ký khai sinh cho con được không?

Được quy định tại Điều 12 Luật Cư trú giải thích cụ thể về nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó sinh sống thường xuyên. Chỗ ở hợp pháp của một người có thể là phương tiện, nhà ở hoặc địa điểm mà người này được phép sử dụng nhằm mục đích cư trú thông qua việc thuê, ở nhờ, mượn,…

Nơi cư trú của công dân có thể là nơi tạm trú hoặc nơi thường trú. Mặt khác, thẩm quyền đăng ký giấy khai sinh cho trẻ là UBND cấp xã nơi cư trú của cha/mẹ. Vì thế, trẻ hoàn toàn được khai sinh tại nơi tạm trú của cha hoặc mẹ.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục làm giấy khai sinh cho con trong trường hợp đặc biệt“. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như dịch vụ luật sư tư vấn ly hôndịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Cách đăng ký khai sinh trực tuyến?

Để khai sinh online, người dân truy cập https://dichvucong.gov.vn/p/home và thực hiện theo các bước yêu cầu.
Bước 1: Tạo tài khoản.
bước 2: Sau khi tạo tài khoản, cá nhân chọn mục Đăng ký khai sinh thông thường (khối xã) trong nộp trực tuyến. 
Bước 3: Người dân điền đầy đủ thông tin vào tờ khai đăng ký khai sinh trực tuyn, đính kèm ảnh chụp giấy chứng sinh, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu, đăng ký kết hôn của cha, mẹ (nếu có)…

Làm lại giấy khai sinh được không?

Hiện nay, không có quy định về việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh. Vậy nên khi mất, tùy trường hợp người bị mất Giấy khai sinh có thể xin cấp bản sao trích lục hộ tịch hoặc đăng ký lại việc khai sinh.

Chưa đủ 18 tuổi có được đăng ký khai sinh cho con không?

Theo khoản 1 Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015; cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
Điều 13 Luật Trẻ em 2016 cũng quy định; trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.
Như vậy; khai sinh là quyền của trẻ em; không phân biệt trẻ được sinh ra trong hoàn cảnh nào; kể cả việc mẹ của đứa trẻ chưa đủ tuổi kết hôn. Do đó chưa đủ 18 tuổi vẫn được đăng ký khai sinh cho con.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.