Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh thông tin bị xử lý như thế nào?

27/01/2022
Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh thông tin bị xử lý như thế nào?
846
Views

Ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội vi phạm an ninh mạng ngày càng phổ biến. Các đối tượng dùng mạng xã hội để tuyên truyền những thông tin sai lệch. Hay buôn bán những thứ vũ khí cấm, công kích, phát ngôn sai sự thật… Luật an ninh mạng ra đời để điều chỉnh hành vi ứng xử của con người sao cho phù hợp. Vậy thế nào là hành vi vi phạm quy định bảo đảm an ninh thông tin? Người vi phạm bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về “Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh thông tin bị xử lý như thế nào?”. Mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

An ninh thông tin và vi phạm quy định về bảo đảm an ninh thông tin

Khoản 1 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 quy định về khái niệm an ninh mạng như sau:

An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh đó Khoản 13 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 110/2014/TT-BQP quy định:

An ninh thông tin là việc bảo đảm thông tin trên mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Như vậy, theo khái niệm này thì có thể thấy được hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm an ninh thông tin là những hành vi trên không gian mạng nhằm phát tán, lan truyền, lưu trữ các thông tin sai sự thật hoặc các thông tin nhằm gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Với tính chất nghiêm trọng này nó có thể gây nên nhiều hệ lụy to lớn.

Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh thông tin bị xử lý như thế nào?

Điều 9 Luật an ninh mạng quy định như sau:

Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Vì Luật an ninh mạng mới được ban hành nên các hành vi vi phạm mặc dù đã được đề cập nhưng chưa có quy định cụ thể. Trước đây các vi phạm chỉ được quy định xen vào các văn bản liên quan à chưa có tính riêng biệt. Hiện nay Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng đang được xây dựng và sắp ban hành.

Dự thảo Nghị định gồm có 04 chương 51 điều. Quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng.

Sau đây là một số hành vi vi phạm và mức phạt đối với các hành vi đó:

Làm ra, phát tán, tàng trữ thông tin có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm, làm nhục, vu khống, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Theo Điều 9 Dự thảo có quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng đối với hành vi:

a) Phát tán, tàng trữ thông tin có nội dung xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm người khác;

b) Phát tán, tàng trữ thông tin có nội dung thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm người khác;

c) Phát tán, tàng trữ thông tin xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp tổ chức, cá nhân;

d) Giả mạo trang thông tin điện tử, mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đến 60.000.000 đồng đối với hành vi:

a) Làm ra và phát tán thông tin nội dung xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

b) Làm ra và phát tán thông tin có nội dung thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

c) Làm ra và phát tán thông tin xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

d) Thiết lập các trang thông tin điện tử, mạng xã hội để đăng tải, hướng dẫn thực hiện việc làm ra, đăng tải thông tin có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm, làm nhục, vu khống, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra người vi phạm còn phải chịu các hình phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động của trang thông tin điện tử, Cổng thông tin điện tử từ 01 đến 03 tháng; Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm.

Làm ra, phát tán, tàng trữ thông tin có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Hành vi này được quy định tại Điều 10 Dự thảo như sau:

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Phát tán, tàng trữ thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;

b) Phát tán, tàng trữ thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán, bảo hiểm.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đến 60.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Làm ra và phát tán thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;

b) Làm ra và phát tán thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán, bảo hiểm.

Ngoài ra người vi phạm cũng phải chịu hình phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Một số biện pháp khắc phục hậu quả như:

a) Buộc gỡ, xóa thông tin đăng tải thông tin;

b) Công khai xin lỗi

c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh thông tin bị xử lý như thế nào?”.

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin về dịch vụ pháp lý. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycam; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Hi vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với quý độc giả!

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

An toàn thông tin là gì?

An toàn thông tin là hành động ngăn cản, phòng ngừa sự sử dụng, truy cập, tiết lộ, chia sẻ, phát tán, ghi lại hoặc phá hủy thông tin chưa có sự cho phép.

Các tổ chức nào có thể bị xử phạt về hành vi trên nếu vi phạm theo Dự thảo?

Các tổ chức sau đây khi vi phạm có thể bị xử phạt:
a) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã;
c) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư;
d) Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
đ) Doanh nghiệp nước ngoài hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, dịch vụ cung cấp nội dung trên không gian mạng, công nghệ thông tin, an ninh mạng, an toàn thông tin mạng;
e) Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên không gian mạng;
g) Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký tên miền;
h) Chủ quản hệ thống thông tin;
i) Đơn vị vận hành hệ thống thông tin;
k) Các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.