Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định luật khiếu nại

07/07/2021
Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định luật khiếu nại
1099
Views

Khiếu nại là quyền của công dân. Khiếu nại là một trong những thủ tục giúp xử lý những hành vi vi phạm của pháp luật; hành vi này có thể được thực hiện bởi cán bộ quản lý nhà nước hoặc bởi những người dân. Hiện nay, thủ tục Khiếu nại ngày càng được phổ biến; nhưng việc nắm bắt quy trình tố cáo hoặc đơn tố cáo sẽ được các cơ quan chức năng xử lý như thế nào thì hầu hết mọi người chưa nắm rõ được. Để thuận tiện cho độc giả, bài viết dưới dây Luật sư 247 sẽ tư vấn về Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định luật khiếu nại:

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Khái niệm khiếu nại là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại năm 2011 có quy định:

1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu

– Xác minh nội dung khiếu nại

– Tổ chức đối thoại

– Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

– Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

– Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu

Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:

a) Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;

b) Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;

c) Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);

d) Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);

đ) Quyết định giải quyết khiếu nại;

e) Các tài liệu khác có liên quan.

Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.

Xem thêm: Khiếu nại đất đai là gì? Điều kiện khiếu nại đất đai

Thụ lý giải quyết khiếu nại

          Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do theo quy định tại Điều 27 Luật khiếu nại năm 2011.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu

          Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý theo quy định Điều 28 Luật khiếu nại năm 2011.

Như vậy nếu thấy quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính, khi khiếu nại lần đầu mà chưa thấy thỏa đáng có thể tiếp tục khiếu nại lần hai

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định luật khiếu nại”. Nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan giải quyết khiếu nại?

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền: Không
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã.
– Cơ quan phối hợp: Các cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có).

Yêu cầu đối với cá nhân khiếu nại?

– Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
– Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện hợp pháp để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải theo quy định tại điểm a, b khoản 1, Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011.
– Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn, thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận