Những điều cần biết về ly hôn

20/01/2022
Những điều cần biết về ly hôn
588
Views

Ly hôn tuy là quá trình mà không ai mong muốn, nhưng trong quá trình hôn nhân có thể xảy ra nhiều xung đột, mâu thuẫn sâu sắc…dẫn đến ly hôn. Tuy nhiên, ly hôn cũng cần có thủ tục rõ ràng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu!

Căn cứ pháp lý

Ly hôn là gì?

Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014,  ly hôn còn được gọi là ly dị theo từ ngữ địa phương, được định nghĩa là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân vợ chồng bằng Bản án, Quyết định của Tòa án có hiệu lực. 

Chỉ có Tòa án là nơi có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Trường hợp vợ chồng đồng thuận ly hôn thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Trường hợp vợ chồng không tự thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn

Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn?

Nếu là đơn phương ly hôn tức ly hôn theo yêu cầu của một bên thì tòa án có thẩm quyền giải quyết căn cứ vào khoản 1, điều 35 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, theo đó, tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc tòa án nhân dân cấp huyện nơi nguyên đơn cư trú, làm việc nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản.

 Nếu là thuận tình ly hôn thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Điều cần biết về ly hôn đơn phương

Thủ tục ly hôn đơn phương sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1:

Thụ lý đơn ly hôn (đơn khởi kiện). Vợ hoặc chồng – người muốn ly hôn đơn phương phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, tài liệu và chứng cứ về hành vi bạo lực gia đình (nếu có) của người còn lại để nộp cho Tòa án có thẩm quyền (đã nêu ở trên).

Bước 2: 

Hòa giải. Sau khi nhận được đơn ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ xem xét có nhận và thụ lý vụ án ly hôn không. Nếu xét thấy có căn cứ để xét đơn ly hôn đơn phương thì yêu cầu người nộp đơn nộp án phí tạm ứng và tiến hành hòa giải.

Nếu hòa giải thành thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành nếu không hòa giải được thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.

Bước 3: 

 Mở phiên tòa sơ thẩm. Sau khi xét xử, Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.

Điều kiện để ly hôn đơn phương

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Toà án chỉ thụ lý đối với việc ly hôn đơn phương như sau:

  • Khi vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình
  • Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài; mục đích hôn nhân không đạt( Ví dụ như: Vợ hoặc chồng ngoại tình; vợ hoặc chồng không thể sinh con, hoặc hai vợ chồng đã ly thân một thời gian rất lâu…)
  • Vợ hoặc chồng bị Toà án tuyên bố mất tích

Điều cần biết về ly hôn thuận tình

Ly hôn thuận tình sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: 

Thụ lý đơn. Vợ và chồng chuẩn bị hồ sơ nêu trên và nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền.

Bước 2: 

Chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ xem xét đơn ly hôn thuận tình, căn cứ để chấm dứt quan hệ hôn nhân và ra thông báo nộp lệ phí tạm ứng.

Sau khi vợ, chồng nộp tạm ứng lệ phí thì Tòa án sẽ mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Bước 3: 

Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Sau khi tiến hành hòa giải mà không thành thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận ly hôn. Ngược lại, nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết việc dân sự.

Hồ sơ ly hôn gồm những gì?

Các giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ xin ly hôn nói chung bao gồm:

-Đơn xin ly hôn

-Bản gốc giấy đăng ký kết hôn;

-Bản sao sổ hộ khẩu có tên hai vợ chồng; CMND của vợ và chồng; giấy khai sinh của các con chung (nếu có con);

-Tất cả các giấy tờ chứng minh về tài sản và quyền nuôi con như; Chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy phép kinh doanh…

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Những điều cần biết về ly hôn. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như dịch vụ luật sư tư vấn ly hôndịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tôi nộp đơn ly hôn đơn phương nhưng chồng đến rút lại có được không?

=> Nếu chị đồng ý rút đơn ly hôn thì hoàn toàn được. Còn nếu chị không đồng ý thì chồng không thể rút đơn chị nhé!
Trong trường hợp cả 2 đều muốn rút đơn ly hôn, thì trong buổi hòa giải, anh chị chỉ cần trình bày lí do để rút đơn ly hôn và được tòa án chấp nhận thì đơn ly hôn của anh chị sẽ bị hủy bỏ.

Ly hôn nhưng bên kia không ký vào đơn ly hôn thì làm thế nào?

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Do đó, nếu đối phương (vợ hoặc chồng) không đồng ý ký vào đơn thì bên còn lại có thể làm đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên. Vì thế hoàn toàn có quyền yếu cầu ly hôn đơn phương.

Cha mẹ có quyền yêu cầu ly hôn thay cho con?

Theo quy định của pháp luật; cha mẹ chỉ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thay con gái khi con bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức; làm chủ được hành vi của mình. Bên cạnh đó; đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng; sức khỏe; tinh thần.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.