1 năm được nghỉ ốm bao nhiêu ngày
Người lao động khi nghỉ việc vì đau ốm cần có giấy xin nghỉ ốm và Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội. Vậy 1 năm người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu này. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin về vấn đề 1 năm được nghỉ ốm bao nhiêu ngày?
Căn cứ pháp lý
Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội
1 năm được nghỉ ốm bao nhiêu ngày?
Chế độ ốm đau của người lao động hiện nay được quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo quy định, thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm của người lao động tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần như sau:
1 năm được nghỉ ốm tối đa bao nhiêu ngày?
– Trường hợp 1: Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường (Khoản 1, điều 26, Luật BHXH 2014)
Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian sau:
+ Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: 30 ngày;
+ Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: 40 ngày;
+ Đống bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên: 60 ngày.
– Trường hợp 2: Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên (Điểm b, khoản 1, điều 26, Luật BHXH 2014).
Người lao động thuộc trường hợp này có thời gian hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
+ Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: 40 ngày;
+ Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: 50 ngày;
+ Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên: 70 ngày.
Nghỉ ốm dài ngày là bao nhiêu ngày?
Theo quy định, người lao động nghỉ ốm dài ngày sẽ được hưởng chế độ như sau:
Khoản 2 điều 26 Luật bảo hiểm xã hội:
“ 2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”
Người lao động nghỉ ốm đau được hưởng lương như thế nào?
Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, người lao động được cơ quan BHXH chi trả chế độ với mức hưởng tại Điều 28 Luật BHXH năm 2014 như sau:
Mức hưởng hàng tháng | = | 75% | x | Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ |
Mức hưởng chế độ ốm đau
Mức hưởng chế độ ốm đau được quy định tại điều 28 Luật BHXH, đồng thời quy định chi tiết tại thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về mức hưởng chế độ ốm đau.
Lưu ý: Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục truy lĩnh lương hưu hàng tháng
- Đặt chốt cửa trong phòng vũ trường sẽ bị xử phạt hành chính
- Người lao động bị ốm có được xin nghỉ làm không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung “1 năm được nghỉ ốm bao nhiêu ngày?“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn xin mã số thuế cá nhân, hãy liên hệ ngay Luật sư X.
Câu hỏi thường gặp
Trẻ em dưới 18 tuổi đi làm được nghỉ nguyên lương tối đa là 14 ngày trong vòng một năm. Sau đó, nếu nghỉ thêm thì chỉ được tính là nghỉ không hưởng lương.
Thời gian nghỉ tối đa theo chế độ ốm đau đôi với người làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên