Điều kiện ly hôn đơn phương như thế nào?

17/01/2022
Điều kiện ly hôn đơn phương như thế nào
782
Views

Điều kiện ly hôn đơn phương như thế nào

Thủ tục ly hôn đơn phương hay cách gọi khác là thủ tục ly hôn theo yêu cầu một bên thường tồn tại những nguyên nhân mang tính khách quan có thể ảnh hưởng đến tính chất của vụ việc này. Vậy điều kiện ly hôn đơn phương như thế nào? Luật sư X xin tư vấn và giải đáp điều kiện ly hôn đơn phương; thủ tục ly hôn đơn phương theo quy định hiện nay:

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Điều kiện để ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2014

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Toà án chỉ thụ lý đối với việc ly hôn đơn phương như sau:

  • Khi vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đinh
  • Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào trầm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài; mục đích hôn nhân không đạt( Ví dụ như: Vợ hoặc chồng ngoại tình; vợ hoặc chồng không thể sinh con, hoặc hai vợ chồng đã ly thân một thời gian rất lâu…)
  • Vợ hoặc chồng bị Toà án tuyên bố mất tích

Được quy định cụ thể tại điều 56, Luật hôn nhân và gia đình 2014 :

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ; chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền; nghĩa vụ của vợ; chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng; vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng; sức khỏe, tinh thần của người kia.

Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương:
Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương
  • Giấy đăng ký kết hôn (bản chính)
  • Chứng minh thư, sổ hộ khẩu của vợ và chồng (bản sao công chứng)
  • Bản sao giấy khai sinh của con
  • Các giấy tờ về tài sản như: Sổ đỏ, sổ hồng…

Và sau đó nộp lên Toà án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn đang cư trú, làm việc (Toà án nơi chồng đang sinh sống)

Mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Địa danh, ngày….tháng….năm 20….

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Tòa án nhân dân Quận/huyện………………………….

Người khởi kiện: Nguyễn Văn A Sinh năm: 1982

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại:……………………………………………………………………………………………………..

Người bị khởi kiện: Nguyễn Thị B Sinh năm: 1987

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại:……………………………………………………………………………………………………..

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có):………………………………………..

Số điện thoại:……………….(nếu có); số fax:………………….……….………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử:…………………………………………………….………(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có):…………………………………….

Số điện thoại:………………..(nếu có); số fax:…………………….………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử:………………………………………………….…………(nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vẫn đề sau đây:

Năm 2008, chúng tôi có kết hôn trên tinh thần tự nguyện, có đăng ký kết hôn hợp pháp tại UBND xã/phường……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Thời gian đầu chúng tôi chung sống với nhau hạnh phúc, tuy nhiên thời gian gần đây vợ chồng xảy ra nhiều mâu thuẫn, cãi vã gây ảnh hưởng đến gia đình và tâm lý của các con. Mặc dù đã nhiều lần hòa giải và tự điều chỉnh thói quen sinh hoạt, cách nghĩ để tránh xảy ra xung đột, bất đồng trong cuộc sống chung của hai vợ chồng nhưng cuộc sống chung vẫn phát sinh nhiều mâu thuẫn, không tìm được tiếng nói chung, hôn nhân đã dẫn đến trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt, hôn nhân không thể kéo dài. Vì vậy tôi làm đơn này đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được ly hôn với chị A. Hai vợ chồng chúng tôi tự nguyện thỏa thuận như sau:

  1. Về con chung: Chúng tôi có hai con chung là: Nguyễn Văn C (sinh năm:………..) và Nguyễn Thị D (sinh năm:…………), khi ly hôn hai vợ chồng chúng tôi thỏa thuận con sẽ do……………………………………………………………………nuôi.
  2. Về tài sản chung: Hai vợ chồng chúng tôi có tài sản chung nhưng xin được tự thỏa thuận, không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Người làm chứng (nếu có)……………………………………………………………….

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………….

Số điện thoại:………………..(nếu có); số fax:……………………..………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử:………………………………………………………………(nếu có)

Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

Giấy đăng ký kết hôn (bản chính).
Chứng minh thư nhân dân mang tên Nguyễn Văn A (bản sao công chứng).
Chứng minh thư nhân dân mang tên Nguyễn Thị B (bản sao công chứng).
Sổ hộ khẩu (bản sao công chứng).
Giấy khai sinh của cháu Nguyễn Văn C và Nguyễn Thị D (bản sao công chứng).
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ việc này):

……………………………………………………………………………………………

Người khởi kiện

Nguyễn Văn A

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Điều kiện ly hôn đơn phương như thế nào. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như dịch vụ luật sư tư vấn ly hôndịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Mời bạn đọc xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Chồng có được không cho vợ về quê ngoại ăn tết không?

Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà; ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân; bạn bè; hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp; lành mạnh nhằm mục đích cô lập; gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó…
Như vậy; chồng không cho vợ về quê ngoại ăn Tết có thể bị phạt đến 10 triệu đồng. Tuy nhiên, quy định trên sẽ chỉ áp dụng nếu việc cấm cản không cho vợ về quê ngoại gặp gỡ người thân; bạn bè nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý với vợ.

Cha mẹ bắt con nhịn ăn, mặc rách có bị phạt không?

Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Hành vi đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho; hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân bị phạt 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Đe doạ bằng bạo lực, ép vợ ra khỏi nhà bị phạt ra sao?

Theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Hành vi đe dọa bằng bạo lực ép vợ ra khỏi nhà có thể bị phạt đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình cũng có thể bị phạt đến 20 triệu đồng.

Đánh giá bài viết

Comments are closed.