Quá tự tin hay do cẩu thả là một trong những lỗi có thể khiến bạn phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội danh vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của người khác. Vậy quy định pháp luật về tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản như thế nào? Để hiểu về nội dung này, Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Quy định pháp luật về tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Vô ý gây thiệt hại đến tài sản, được hiểu là hành vi do cẩu thả hoặc vì quá tự tin gây ra thiệt hại về tài sản của người khác.
Tại Điều 180 Bộ luật hình sự 2015 tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản được quy định như sau:
“1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Cấu thành tội phạm của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng tương tự như các tội xâm phạm sở hữu khác.
Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cũng không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu và khác với các tội có tính chất chiếm đoạt là người phạm tội không chiếm đoạt tài sản mà chỉ làm mất, làm hỏng tài sản.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ ai, người Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt khách quan của tội phạm
Cấu thành tội phạm của tội phạm này được quy định là cấu thành tội phạm vật chất .
Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan gồm: dấu hiệu hành vi, dấu hiệu hậu quả và dấu hiệu quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
- Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi vi phạm ( không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ ) những quy tắc sinh hoạt xã hội thông thường liên quan đến việc bảo vệ tài sản. Đó là những quy tắc sinh hoạt xã hội ai cũng có thể biết và có nghĩa vụ tuân thủ nhằm tránh gây ra những thiệt hại về tài sản.
- Hậu quả mà hành vi vi phạm nói trên gây ra được quy định là thiệt hại về tài sản trị giá từ 100 triệu đồng trở lên. Nếu giá trị tài sản bị thiệt hại dưới 100 triệu đồng thì người có hành vi gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm hình sự mà tuỳ theo đối tượng và trường hợp cụ thể họ chỉ chịu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm vật chất, trách nhiệm kỷ luật hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính.
Thuộc mặt khách quan của tội phạm này còn có dấu hiệu quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm quy tắc an toàn và hậu quả thiệt hại cho tài sản.
Khi đã xác định có hành vi vi phạm và có thiệt hại cho tài sản đòi hỏi phải xác định giữa hành vi vi phạm và thiệt hại này có quan hệ nhân quả với nhau.
Người có hành vi vi phạm quy tắc an toàn chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những thiệt hại cho tài sản do chính hành vi vi phạm của mình gây ra.
Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi vô ý. Đây là dấu hiệu phân biệt tội phạm này với tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản .
Người phạm tội có thể vô ý vì quá tự (biết có hành vi vi phạm, thấy trước hậu quả thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản có thể xảy ra nhưng tin hậu quả đó không xảy ra) hoặc vô ý vì cẩu thả (do cẩu thả không thấy trước hậu quả thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhưng có thể và phải thấy trước hậu quả đó)
Hình phạt tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
Hình phạt chính
Điều 180 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định 02 khung hình phạt chính bao gồm:
Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
Hình phạt này được áp dụng trong trường hợp vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của người khác có giá trị tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng
Phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
Hình phạt này được áp dụng trong trường hợp vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của người khác giá trị tài sản từ 500 triệu đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Theo Bộ luật Hình sự về tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản không có quy định về hình phạt bổ sung
Trách nhiệm của cha mẹ đối với con khi con gây ra thiệt hại
Người có trách nhiệm đại diện cho con
Căn cứ theo quy định tại điều 73 Luật Hôn nhân và gia đình; người đại diện cho con được quy định cụ thể như sau:
Điều 73. Đại diện cho con
Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
Theo đó, mà ta có thể hiểu rằng cha, mẹ đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của con trong những trường hợp sau đây:
+ Con chưa thành niên. ( Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015; con chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi).
+ Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. (Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015; con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự là những người đủ 18 tuổi nhưng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của chính mình. Việc xác định người con bị mất năng lực hành vi dân sự dựa trên quyết định của Tòa án theo cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần).
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ đối với thiệt hại do con gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trách nhiệm dân sự mà theo đó khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Song, có những trường hợp người gây ra thiệt hại không phải chịu trách nhiệm pháp lý, mà chính cha mẹ của họ phải chịu thay cho họ. Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình; vấn đề nêu trên được quy định một cách cụ thể như sau:
Điều 74. Bồi thường thiệt hại do con gây ra
Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Phân tích tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự hiện hành
- Tội cướp giật tài sản xử lý thế nào theo quy định pháp luật hình sự
- Chuyển hóa tội trộm cắp tài sản thành tội cướp tài sản
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về “Quy định pháp luật về tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản”
Nếu có bất kì thắc mắc nào về các vấn đề pháp lý có liên quan; hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Mức bồi thường thiệt hại được tính dựa vào các yếu tố sau:
– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Chủ thể của tội cướp giật tài sản là những người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự; và đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.
Những người từ đủ 16 tuổi trở lên; và có năng lực trách nhiệm hình sự sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản. Những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; có năng lực trách nhiệm hình sự chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản; thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2,3,4 Điều 171 Bộ Luật Hình sự.