Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa? Tôi đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công Ty TNHH vận tải và du lịch, để đi vào hoạt động kinh doanh vận tải bằng xuồng bay (ca nô) và kinh doanh vận tải cần thêm thủ tục gì? Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi? Tôi xin cảm ơn
Cảm ơn banj đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
1. Cơ sở pháp lý
- Nghị định 110/2014/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn
Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
Điều kiện chung
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện chung của đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa:
“1. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa.
2. Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh.
3. Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên phải đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
4. Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh).
5. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba.”
Do bạn đã đăng ký thành lập công ty TNHH kinh doanh vận tải và du lịch nên đã thỏa mãn điều kiện thứ nhất theo quy định trên, vì thế bạn cần xem xét xem đã có đầy đủ điều kiện để có thể hoạt động công ty. Những quy định trên chỉ là điều kiện chung để đáp ứng việc đăng ký kinh doanh, ngoài ra muốn đi vào kinh doanh dịch vụ vận tải bằng xuồng máy và kinh doanh vận tải thì tùy thuộc vào hình thức vận tải của bạn như thế nào mà xem xét từng điều kiện riêng để thực hiện.
Điều kiện riêng
Thứ nhất, nếu kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thì căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 110/2014/NĐ-CP thì bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
2. Có văn bản chấp thuận tuyến hoạt động và phương án khai thác tuyến của cơ quan có thẩm quyền nơi đơn vị kinh doanh nộp đơn đăng ký vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thủ tục đăng ký tuyến hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định.
3. Nhân viên phục vụ trên phương tiện phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
4. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác.
5. Có nơi neo đậu cho phương tiện phù hợp với phương án khai thác tuyến và bảo đảm các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường theo quy định.
6. Phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động – AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo.
7. Có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.”
Thứ hai, nếu kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến thì phải đáp ứng điều kiện tại Điều 7 Nghị định 110/2014/NĐ-CP:
Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 của Nghị định này.
2. Có hợp đồng với người thuê vận tải.
3. Nhân viên phục vụ trên phương tiện phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
4. Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác.
5. Phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động – AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo.
6. Có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.”
Thứ ba, nếu kinh doanh vận chuyển khách du lịch thì phải đáp ứng quy định tại Điều 8 Nghị định 110/2014/NĐ-CP:
Đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
2. Phương tiện phải được cấp biển hiệu riêng cho phương tiện vận chuyển khách du lịch theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
3. Nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển khách du lịch phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định có liên quan của pháp luật về du lịch.”
Tương tự đối với các trường hợp kinh doanh hành khách ngang sông hoặc kinh doanh vận tải hàng hóa thì lần lượt phải đáp ứng các điều kiện tại quy định Điều 9, Điều 10 Nghị định 110/2014/NĐ-CP. Như vậy, bạn có thể xem xét xem hình thức kinh doanh của bạn là thuộc loại hình nào để xét các điều kiện kinh doanh loại hình đó, thực hiện các thủ tục liện quan để đáp sứng được những điều kiện này.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Điều kiện kinh doanh Homestay theo quy định pháp luật hiện hành
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới nhất
- Thủ tục thành lập công ty vận tải biển
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Câu hỏi thường gặp
Ngoài điều kiện chung về kinh doanh vận tải biển, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Điều kiện về tài chính: Phải có bảo lãnh theo quy định của pháp luật với mức tối thiểu là 05 (năm) tỷ Đồng Việt Nam hoặc mua bảo hiểm để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên theo quy định.
– Điều kiện về tàu thuyền: Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển; nếu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
– Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải thiết lập hoặc thuê tổ chức bộ máy và nhân lực như sau:
+ Về tổ chức bộ máy, gồm: Bộ phận quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn (ISM Code); bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code);
+ Về nhân lực: Người được giao phụ trách lĩnh vực quản lý an toàn, an ninh hàng hải phải được đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Điều kiện về nhân viên đại lý:
Nhân viên đại lý tàu biển phải là công dân Việt Nam, đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ chuyên môn về đại lý tàu biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.