Làm việc dưới 14 ngày có phải đóng BHXH không?

13/01/2022
1611
Views

Tham gia bảo hiểm xã hội là trách nhiệm và cũng là quyền lợi của mỗi người lao động. Vậy nên việc hiểu rõ về luật bảo hiểm xã hội là điều vô cùng quan trọng. Người lao động nắm được luật về BHXH sẽ góp phần tự bảo vệ quyền lợi và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Theo Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định những đối tượng phải đóng BHXH là: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

Bên cạnh đó, thời gian làm việc tối thiểu để phải đóng bảo hiểm theo quy định cũng là điều nên chú ý. Làm việc dưới 14 ngày có phải đóng BHXH không? Làm việc dưới 14 ngày thì đã đủ điều kiện để bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội chưa? Hôm nay Luật sư X sẽ giải đáp các thắc mắc này.

Căn cứ pháp lý

Làm việc dưới 14 ngày có phải đóng bhxh?

Để có thể được hỗ trợ phần nào thu nhập trong những trường hợp không có thu nhập. Đóng bảo hiểm xã hội chính là một lựa chọn tối ưu theo quy định của pháp luật. Khi tham gia bảo hiểm xã hội thì người lao động sẽ được hưởng các chế độ về ốm đau. Người nghỉ thai sản, lao động đã về hưu, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng sẽ được nhận trợ cấp nếu đủ điều kiện theo luật định.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đảm bảo là điều kiện hàng đầu để được hưởng chế độ của bảo hiểm xã hội. Và ở nhiều trường hợp, người lao động làm việc không đủ ngày trong tháng sẽ không đóng bảo hiểm xã hội. Vậy số ngày làm việc trong tháng để đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?

Thông thường, sẽ có những người lao động có công việc cố định và làm việc trong thời gian dài. Công việc của họ ổn định và được đảm bảo trong hợp đồng lao động. Nhưng trường hợp này hiển nhiên sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội. Miễn là họ có đủ điều kiện để có nghĩa vụ đóng. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp khác. Do tính chất công việc hoặc lý do riêng mà người lao động sẽ chỉ làm việc dưới 14 ngày. Do khoảng thời gian làm việc trong một tháng của mỗi người lao động là khác nhau nên cần căn cứ vào các tiêu chuẩn đã đề ra trong pháp luật đển biết được một đối tượng có nghĩa vụ đóng BHXH hay không.

Tháng làm việc dưới 14 ngày không phải đóng bhxh

Làm việc dưới 14 ngày liệu có phải đóng BHXH hay không là một câu hỏi được đặt ra rất nhiều. Vậy cần căn cứ vào đâu để biết được điều này. Và liệu có trường hợp ngoại lệ nào không?

Quy định tại Khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Người lao động làm việc không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không cần phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Theo như chúng tôi đã nêu trên, trường hợp người lao động làm việc dưới 14. Thì sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó trừ có thỏa thuận khác với người sử dụng lao động. Còn đối với các trường hợp làm việc linh hoạt khác như part time thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận với nhau. Tùy thuộc vào tính chất, thời gian làm việc của người lao động mà sẽ quyết định có hay không phải đóng Bảo hiểm xã hội. Nhưng thông thường, lao động part time sẽ không cần phải đóng BHXH.

Làm việc dưới 14 ngày có phải đóng BHXH không?

Theo Điều 17 luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo hiểm xã hội:

“1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.

6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.”

Tóm lại, cần phải nghiêm túc thực hiện đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của bản thân.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi hoặc các dịch vụ khác như ly hôn; giải thể doanh nghiệp thành lập công ty tnhh… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận: 0833102102

Mời bạn đọc tham khảo:

Câu hỏi thường gặp

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.