Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng nhanh nhất

12/01/2022
3136
Views

Chào hàng cạnh tranh rút gọn là một hình thức khá phổ biến được thực hiện trong đấu thầu. Là một loại hình thức mời thầu đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa. Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng được thực hiện nhưu thế nào, nội dung hồ sơ đề xuất ra sao? Luật sư X sẽ giới thiệu với quý vị trong bài viết này.

Căn cứ pháp lý

Luật đấu thầu 2013

Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Thông tư 23/2015/TT-BKHĐT

Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng

Chào hàng cạnh tranh rút gọn sẽ trải qua các quy trình nhất định được quy định cụ thể. Ngày nay, để tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển, tiện lợi hơn trong quy trình thực hiện. Lựa chọn chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng là hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Bước 1: Chuẩn bị và gửi bản yêu cầu báo giá chào hàng cạnh tranh rút gọn

  • Bản yêu cầu báo giá gồm các nội dung được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
  • Thời gian chuẩn bị và nộp báo giá ít nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành bản yêu cầu báo giá.
  • Không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu
  • Chủ thể mời thầu thực hiện bước đăng tải thông báo chào hàng trên các phương tiện báo chí; trên trang hệ thống đấu thầu quốc gia; hoặc gửi ít nhất đến 03 nhà thầu có thể thực hiện gói thầu bằng hình thức trực tiếp bản yêu cầu báo giá.

Bước 2: Nộp và tiếp nhận báo giá chào hàng cạnh tranh rút gọn

  • Lựa chọn một trong hai hình thức sau: một là gửi trực tiếp. Hai là gửi qua bưu điện, email,…..
  • Bên nhận thầu dựa trên bản yêu cầu báo giá nộp 01 bản báo giá .
  • Các báo giá nộp trước khi đóng thầu gồm các nội dung theo điểm b Khoản 2 điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP; sẽ được chủ thể mời thầu ra thông báo bằng văn bản tiếp nhận.

Bước 3: Đánh giá các báo giá quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn

  • Các báo giá được lựa chọn phải thỏa mãn các yếu tố trong bản yêu cầu báo giá; báo giá thấp nhất và phù hợp với giá gói thầu sau khi sửa đổi, điều chỉnh và trừ đi các giá khác.
  • Bên mời thầu thực hiện bước này có thể tự đánh giá hoặc mời bên nhận thầu đến thảo luận về hợp đồng.

Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả nhà thầu chào hàng cạnh tranh rút gọn

  • Chủ thể mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu; trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá
  • Việc thẩm định kết quả nhà thầu cần thực hiện theo nguyên tắc chung tại Khoản 1; và việc thẩm định cần có đầy đủ hồ sơ, nội dung thẩm định, báo cáo tại Khoản 4 theo nghị định 63/2014/NĐ-CP.
  • Thực hiện phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bằng văn bản; lập báo cáo kết quả phê duyệt.
  • Chủ thể mời thầu công khai kết quả lựa chọn nhà thầu lên báo chí; hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết quả.

Bước 5: Hoàn thiện và kí kết hợp đồng chào hàng cạnh tranh rút gọn

Quyết định phê duyệt kết quả giữa các nhà thầu. Hai bên lý kết hợp đồng chào hàng cạnh tranh rút gọn

Biên bản thảo luận hợp đồng và một số văn bản khác là căn cứ để xác lập hợp đồng giữa các bên.

Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường qua mạng

Để lựa chọn nhà thầu, chào hàng cạnh tranh là hình thức rất phổ biến và hiệu quả. Quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và thẩm định hồ sơ yêu cầu

Lập hồ sơ yêu cầu

Nội dung hồ sơ yêu cầu thông thường sẽ có các nội dung:

  • Cung cấp thông tin sơ bộ về gói thầu;
  • Đưa ra tiêu chuẩn về năng lực của nhà thầu;
  • Đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá và định ra giá thấp nhất.

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu

  • Thẩm định hồ sơ yêu cầu
  • Sau khi qua thẩm định, nếu đạt sẽ được phê duyệt bằng văn bản.

Bước 2: Lựa chọn nhà thầu

  • Bên mời thầu đăng tải thông tin chào hàng.
  • Nhà thầu gửi hồ sơ đề xuất bằng cách gửi trực tuyến cho bên mời thầu. Chỉ được nộp duy nhất một hồ sơ đề xuất.
  • Bên mời thầu tiến hành kiểm tra các hồ sơ đề xuất và lập biên bản mở thầu.

Bước 3: Đánh giá các hồ sơ đề xuất

Sau khi hồ sơ đề xuất được nộp về, bên mời thầu tiến hành đánh giá các hồ sơ đề xuất và tiến hành hợp đồng.

Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

  • Bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu
  • Thẩm định và báo cáo kết quả. Kết quả lựa chọn nhà thầu là văn một bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
  • Nhà thầu đăng tải thông tin chọn nhà thầu.

Bước 5: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng

  • Hợp đồng của hai bên phải được thực hiện đúng pháp luật và đi kèm với nhiều giấy tờ trong suốt quá trình chào hàng.
Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng nhanh nhất

Hồ sơ đề xuất chào hàng cạnh tranh rút gọn

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật quy định về mẫu chào hàng cạnh tranh rút gọn. Nên chủ thầu có thể linh hoạt trong từng gói thầu cụ thể đối với việc làm hồ sơ đề xuất.

Tuy khác nhau, nhưng nhìn chung, hồ sơ đề xuất chào hàng cạnh tranh rút gọn phải bao gồm những nội dung chính sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Tên báo cáo: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ BÁO GIÁ CHÀO HÀNG CẠNH TRANH RÚT GỌN
  • Tên gói thầu: Ví dụ gói thầu xây dựng siêu thị……
  • Dự toán: Đầu tư…….
  • Thông tin chủ đầu tư
  • Tổ chuyên gia xét chọn thầu
  • Nội dung báo cáo về gói thầu, gồm những nội dung:
    • Thông tin cơ bản: tên gói thầu, tóm tắt về gói thầu, giá, nguồn vốn, thời gian xét thầu, cách thức làm việc…
    • Phương pháp đánh giá; kiểm tra tính hợp lệ của báo giá, đánh giá về mặt kỹ thuật; phạm vi cung cấp, tiến độ cung cấp, đặc tính thông số kỹ thuật và thời gian bảo hành
    • Kết quả đánh giá sơ bộ: danh sách nhà thầu nộp báo giá, kiểm tra tính hợp lệ của nhà thầu; và kết luận trong bước đánh giá sơ bộ.
    • Đánh giá về mặt kỹ thuật; kết quả xác định giá đánh giá. Nhà thầu được đánh giá là đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật khi đáp ứng tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật đã đề ra.
    • Làm rõ các thông tin báo giá

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi hoặc các dịch vụ khác như ly hôn; giải thể doanh nghiệp; mẫu hợp pháp hóa lãnh sự… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận: 0833102102

Mời bạn đọc tham khảo:

Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất

Câu hỏi thường gặp

Thời gian trong chào hàng cạnh tranh rút gọn là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, thời gian trong chào hàng cạnh tranh rút gọn là:
Thời gian đánh giá các báo giá tối đa là 10 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp báo giá đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo đánh giá các báo giá;
Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;
Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định.

Thời gian trong chào hàng cạnh tranh thông thường là bao lâu?

Khoản 6 Điều 58 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về thời gia chào hàng cạnh tranh thông thường như sau:
– Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất tối thiểu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành hồ sơ yêu cầu;
– Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ yêu cầu, bên mời thầu phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu tối thiểu 03 ngày làm việc để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất;
– Thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 20 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi bên mời thầu có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất;
– Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định;
– Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định;
– Các khoảng thời gian khác.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai · Tư vấn luật

Comments are closed.