Về quê ăn tết bằng máy bay không được mang gì?

28/12/2021
Về quê ăn tết bằng máy bay không được mang gì?
944
Views

Về quê ăn tết bằng máy bay không được mang gì? Hiện nay việc di chuyển bằng đường hàng không – máy bay được rất nhiều người lựa chọn đơn giản vì nó nhanh giảm thời gian di chuyển, thuận tiện, giá cả hợp lý. Cũng sắp đến tết nguyên đán việc di chuyển bằng máy bay được mọi người quan tâm. Vậy Về quê ăn tết bằng máy bay không được mang gì? Sau đây là giải đáp của Luật sư 247 về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý

Thông tư 41/2020/TT-BGTVT

Quyết định 1840/QĐ-BGTVT năm 2021

Nội dung tư vấn

Các giấy tờ bắt buộc khi đi máy bay

1. Giấy tờ về nhân thân

Đối với Hành khách khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay quốc tế

Phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành; hoặc giấy tờ khác có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định của pháp luật như thị thực rời; thẻ thường trú; thẻ tạm trú; thẻ căn cước công dân (nếu Việt Nam và quốc gia liên quan ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau)…;

Trường hợp trẻ em không có hộ chiếu riêng thì họ tên, ngày, tháng, năm sinh và ảnh của trẻ em được ghi và dán vào hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ.

Đối với Hành khách từ đủ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa

– Đối với hành khách mang quốc tịch nước ngoài: hộ chiếu nước ngoài; hoặc giấy thông hành, thị thực rời; chứng minh thư do cơ quan ngoại giao; cơ quan lãnh sự cấp; thẻ thường trú, thẻ tạm trú; giấy phép lái xe ô tô, mô tô; thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn; thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam.

Trong trường hợp hành khách mất hộ chiếu phải có công hàm của cơ quan ngoại giao, lãnh sự của quốc gia hành khách mang quốc tịch; hoặc công văn của sở ngoại vụ (có xác nhận của cơ quan công an địa phương nơi mất) xác nhận nhân thân và việc mất hộ chiếu của hành khách, có dán ảnh, dấu giáp lai. Công hàm, công văn xác nhận có giá trị sử dụng 30 ngày kể từ ngày xác nhận;

– Đối với hành khách mang quốc tịch Việt Nam phải xuất trình thẻ CCCD hoặc giấy tờ thay thế căn cước công dân khi đi máy bay như sau: hộ chiếu hoặc giấy thông hành, thị thực rời; thẻ thường trú; thẻ tạm trú; chứng minh nhân dân;, thẻ Căn cước công dân; giấy chứng minh; chứng nhận của công an nhân dân; quân đội nhân dân; thẻ Đại biểu Quốc hội; thẻ Đảng viên; thẻ Nhà báo;

Giấy phép lái xe ô tô, mô tô; thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn; thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam; giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú; hoặc tạm trú;

Hoặc giấy xác nhận (giấy xác nhận có các thông tin thể hiện các nội dung sau: cơ quan xác nhận, người xác nhận; ngày, tháng, năm xác nhận; họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú của người được xác nhận; lý do xác nhận. Giấy xác nhận có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận); giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án.

Đối với hành khách chưa đủ 14 tuổi không có hộ chiếu riêng hoặc kèm hộ chiếu của cha mẹ

Khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:

  • Giấy khai sinh; trường hợp dưới 01 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh;
  • Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng (chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày xác nhận).

Giấy tờ tùy thân là giấy tờ liên quan đến nhân nhân mỗi người, nên bắt buộc phải mang khi đi máy bay. Vậy Về quê ăn tết bằng máy bay không được mang gì?

2. Vé máy bay

Bên cạnh, các giấy tờ cơ bản trên hiện nay do diễn biến dịch covid diễn ra phức tạp thì người đi máy bay phải đáp ứng điều kiện và bổ sung các giấy tờ sau:

– Trường hợp hành khách cư trú, lưu trú trước chuyến bay tại địa bàn có dịch ở cấp 4; hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); hoặc hành khách trên chuyến bay xuất phát từ địa bàn có dịch ở cấp 4; hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); hoặc hành khách trên chuyến bay xuất phát từ các cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cần Thơ: có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR; hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên có giá trị trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm đến trước thời điểm khởi hành chuyến bay;

– Trường hợp hành khách khác cần đáp ứng một trong ba điều kiện:

  • Người có chứng nhận đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19; trong đó, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày; và không quá 12 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay;
  • Người có giấy chứng nhận khỏi bệnh COVID-19; hoặc có giấy ra viện không quá 6 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay;
  • Người có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR; hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên có giá trị trong vòng 72 giờ; kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm đến trước thời điểm khởi hành chuyến bay.

– Điều kiện khác

  • Hành khách phải thực hiện khai báo y tế theo quy định; sử dụng ứng dụng PC-COVID, chịu trách nhiệm tính trung thực của các thông tin khai báo;
  • Hành khách không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho; sốt;khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác…

Ngoài các giấy tờ cần phải xuất trình khi đi máy bay thì khi Về quê ăn tết bằng máy bay không được mang gì? theo quy định pháp luật quy định.

Về quê ăn tết bằng máy bay không được mang gì?

Theo quy định mới nhất nhất khi vềVề quê ăn tết bằng máy bay không được mang gí, cụ thể những vật sau:

TTNội dung
1Chất nô và các chất gây cháy, nổ và các vật có thành phần như: ngòi nổ, dây nổ và các thành phần cấu thành khác được sử dụng để gây sát thương hoặc đe dọa đến sự an toàn của tàu bay:
1.1Các loại đạn
1.2Các loại kíp nổ
1.3Các loại ngòi nổ, dây cháy chậm
1.4Các vật mô phỏng giống một vật (thiết bị) nổ
1.5Mìn, lựu đạn, thiết bị nổ quân dụng khác
1.6Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu và thuốc pháo
1.7Đạn khói, quả tạo khói
1.8Các loại thuốc nổ, thuốc súng, chất nổ dẻo
2Vũ khí, súng và các loại vật dụng được thiết kế để gây sát thương hoặc các vật giống như vũ khí: các thành phần cấu tạo của súng và đạn (súng phóng điện, súng tự chế như các loại súng in 3D, loại không xác định). Các loại này bao gồm:
2.1Súng ngắn, súng trường, tiểu liên, súng bắn đạn ghém, súng săn và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự
2.2Các vật dụng, đồ chơi giống vũ khí thật như súng, bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, vỏ đạn, các vật được chế tác từ vỏ đạn.
2.3Các bộ phận cấu tạo của súng, gồm cả ống ngắm
2.3Súng hơi các loại như súng ngắn, súng trường và súng bắn đạn bi, đạn sơn, đạn cao su
2.4Súng bắn pháo sáng và súng hiệu lệnh
2.5Các thiết bị phóng điện và các thiết bị phóng điện tự tạo
2.6Súng la-de hoặc thiết bị phát tia la-de (trừ bút la-de dùng trong giảng dạy, thuyết trình)
3Các chất hóa học:
3.1Các loại bình xịt, khí và chất hóa học nhằm vô hiệu hóa hoặc gây tê liệt như: bình xịt hơi cay (trong đó bao gồm các loại bình xịt được chế tạo từ các loại ớt và hạt tiêu), các loại bình xịt a-xít, bình xịt chống côn trùng và khí cay (hơi cay) trừ trường hợp các loại bình xịt sử dụng để sát khuẩn trên tàu bay
3.2Các loại chất hóa học mà khi trộn lẫn có khả năng gây phản ứng nguy hiểm (phản ứng gây cháy); và
3.3Các loại chất hóa học khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tài sản kể cả khi không được phân loại trong danh mục Hàng hóa nguy hiểm
4Các vật có lưỡi sắc hoặc đầu nhọn và các thiết bị khi phóng (bắn) có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng:
4.1Các vật được chế tạo để băm, chặt, chẻ như rìu, dao phay
4.2Dao lam, dao rọc giấy
4.3Súng tự chế, súng phóng lao
4.4Súng cao su
4.5Các loại dao có lưỡi (không bao gồm cán dao) dài trên 06 cm hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm
4.6Kéo có lưỡi dài trên 06 cm tính từ điểm nối giữa hai lưỡi hoặc tổng chiều dài cán và lưỡi trên 10 cm
4.7Dụng cụ võ thuật có đầu nhọn hoặc cạnh sắc: các loại dao găm, kiếm, gươm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, tên, nỏ…
4.8Chân đế máy ảnh, camera, gậy, cán ô có đầu nhọn bịt kim loại
4.9Các vật sắc, nhọn khác có thể được sử dụng làm hung khí tấn công có tổng chiều dài trên 10 cm
5Các dụng cụ lao động có thể sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng hoặc đe doạ đến an toàn của tàu bay:
5.1Xà beng, cuốc, thuổng, xẻng, mai, liềm, tràng, đục, cuốc chim
5.2Khoan và mũi khoan, bao gồm cả khoan bằng tay
5.3Các loại dụng cụ có lưỡi sắc hoặc mũi nhọn dài trên 06 cm và có khả năng sử dụng làm vũ khí như tuốc-nơ-vít
5.4Các loại búa, cờ-lê, mỏ lết, kìm có chiều dài trên 10 cm
5.5Các loại cưa, lưỡi cưa bao gồm cả cưa bằng tay
5.6Đèn khò
5.7Dụng cụ bắn vít, bắn đinh
6Các vật, dụng cụ đầu tù khi tấn công gây thương tích nghiêm trọng:
6.1Các loại gậy thể thao như gậy đánh bóng chày, gậy đánh gôn, gậy chơi khúc côn cầu, gậy chơi bi-a, gậy trượt tuyết
6.2Các loại dùi cui như dùi cui cao su, dùi cui kim loại, dùi cui gỗ
6.3Dụng cụ, thiết bị tập luyện võ thuật
7Chất lỏng, chất đặc sánh, dung dịch xịt (chất lỏng) được cụ thể theo hướng dẫn về kiểm soát chất lỏng
Danh mục hàng hóa nguy hiểm không đưa lên máy bay

Trên đây là giải đáp “Về quê ăn tết bằng máy bay không được mang gì?”. Nếu có thắc mắc liên quan đến việc di chuyển bằng máy bay hãy liên hệ đến hotline 0833102102 để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Tiêm đủ liều vắc xin đi máy bay có cần xét nghiệm không?

Từ HCM về quê ăn tết phải cách ly bao nhiêu ngày?

Tổ chức người khác xuất nhập cảnh trái phép có đi tù không?

Câu hỏi thường gặp

Đồ trang điểm được mang lên máy bay không?

Căn cứ Thông tư 41/2020/TT-BGTVT quy định Đồ trang điểm, vệ sinh ở đây gồm các đồ như keo xịt tóc, nước hoa,… (chất lỏng và dung dịch xịt) được phép mang lên máy bay khi đáp ứng điều kiện:
– Đối với mỗi loại, khối lượng không quá 0,5 kg hoặc thể tích không quá 0,5 lít;
– Bình xịt có van xả phải được bảo vệ bằng nắp chụp hoặc biện pháp phù hợp để khí không bị rò rỉ;
– Mỗi hành khách được mang các vật ở mục này và ở các mục 3 và 11 với tổng khối lượng không quá 2 kg hoặc thể tích không quá 2 lít, mỗi bình đựng không quá 0,5 kg hoặc 0,5 lít.

Đồ uống có cồn được đưa lên máy bay đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ Thông tư 41/2020/TT-BGTVT quy định
– Từ 24% nồng độ cồn trở xuống: không bị hạn chế.
– Trên 24% đến 70 % nồng độ cồn: phải được đựng trong bình chứa của nhà sản xuất, còn nguyên niêm phong và nhãn mác, dung tích bình không quá 5 lít, mỗi hành khách mang không quá 5 lít.
– Trên 70 % nồng độ cồn: không được phép mang trong người, hành lý xách tay, hành lý ký gửi.

Súng đồ chơi được mang lên máy bay không?

Căn cứ Thông tư 41/2020/TT-BGTVT đồ chơi giống vũ khí thật như súng, bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, vỏ đạn, các vật được chế tác từ vỏ đạn không được mang lên máy bay.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.