Hội thẩm tham gia xét xử sơ thẩm ưu điểm hay hạn chế?

29/12/2021
Hội thẩm tham gia xét xử sơ thẩm ưu điểm hay hạn chế?
1170
Views

Trong nền tố tụng ở nước ta hiện nay, sự tham gia của hội thẩm trong xét xử sơ thẩm là một nguyên tắc hiến định và thực thi trên thực tế. Nguyên tắc này đã được cụ thể hóa trong các luật bộ luật chuyên ngành hay luật tổ chức; để đích bảo đảm được thực thi trên thực tiễn. Mục đích lớn nhất là thể hiện sự tham gia giám sát của nhân dân; và bảo đảm nền dân chủ. Nguyên tắc này đã mang lại nhiều ý nghĩa và lợi ích trong công tác xét xử tại các Tòa án sơ thẩm. Tuy nhiên, mỗi vấn đề đều có mặt trái; liệu hội thẩm có mặt trong phiên Tòa sơ thẩm chỉ mang tính tích cực.

Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 thảo luật thêm về vấn đề này qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hội thẩm nhân dân

Tiêu chuẩn để trở thành nhân dân được quy định cụ thể tại Điều 85 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014. Tiêu chuẩn bao gồm các điều kiện sau:

  • Công dân Việt Nam; trung thành với đất nước; có phẩm chất đạo đức tốt; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có uy tín trong cộng đồng dân cư;
  • Có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý; liêm khiết và trung thực.
  • Có kiến thức pháp luật.
  • Có hiểu biết xã hội.
  • Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Hội thẩm dân dân là người đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn được nêu trên. Mặc dù tham gia vào hoạt động xét xử của tòa án nhưng Hội thẩm không bắt buộc phải là người có bằng cấp về pháp lý. Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu các hội thẩm nhân dân theo nhiệm kỳ tương ứng.

Cơ sở hình thành nguyên tắc hội thẩm nhân dân tham gia xét xử sơ thẩm

Nguyên tắc xét xử sơ thẩm có hội thẩm tham gia đã được công nhận từ rất sớm; có mặt trong các bản hiến pháp trước đây của Việt Nam. Và được hoàn thiện, khẳng định tại bản Hiến pháp 2013. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 103 Hiến pháp 2013 đã quy định : “ Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Có có thể khẳng định là nguyên tắc hội thẩm nhân dân tham gia xét xử sơ thẩm của tòa án đã có lịch sử từ lâu trong quá trình lập pháp ở nước ta; và pháp luật hiện hành ngày nay đang thừa kế, phát triển các quy định trước.

Nguyên tắc xét xử sơ thẩm có hội thẩm tham gia cũng xuất phát từ cơ sở bản chất nhà nước ta; đó là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do đó, việc tổ chức hoạt động của nhà nước đều phải bảo đảm cho nhân dân có quyền tham gia, theo dõi, giám sát.

Nguyên tắc này được quy định tại Hiến Pháp 2013 theo Điều 103 Hiến pháp 2013. Ngoài ra, còn được quy định tại các luật khác như luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014; Luật Tố tụng hành chính; Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015.

Nội dung và yêu cầu của nguyên tắc hội thẩm tham gia xét xử sơ thẩm

Trong phiên xét xử, hội thẩm có quyền ngang với thẩm phán. Cả hai đều phải tuân theo nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Điều này sẽ đảm bảo cho hoạt động của tòa án mang tính khách quan, đúng đắn và công bằng. Hội thẩm nhân dân được biết đến là những người sống và làm việc gần gũi với nhân dân. Họ thay mặt nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án. Chính vì vậy, sự tham gia của hội thẩm sẽ đảm bảo cho bản án được đưa ra một cách khác quan; và hợp lý, hợp tình, phù hợp với nguyên vọng của người dân.

Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định; về nguyên tắc xét xử sở thẩm có hội thẩm tham gia tại Điều 8. “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia theo quy định của luật tố tụng, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.” Các Luật tố tụng chuyên ngành lĩnh vực riêng cũng quy định tương tự. Ví dụ Điều 12 Luật tố tụng hành chính; Điều 22 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Như vậy, trong các luật tố tụng thì nguyên tắc xét xử sơ thẩm có hội thẩm tham gia được quy định chặt chẽ và cụ thể. Chỉ trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn sơ thẩm; thì các phiên tòa sơ thẩm đều được đảm bảo có mặt của hội thẩm nhân dân.

Ý nghĩa của nguyên tắc hội thẩm nhân dân tham gia xét xử sơ thẩm

Khi cho phép hội thẩm đại diện nhân dân tham gia vào tố tụng; cụ thể trong quá trình Tòa án xét xử sơ thẩm; thể hiện Nhà nước pháp quyền. Nhân dân có quyền được phép tham gia vào quản lý nhà nước việc. Cho thấy trong quá trình xử án sẽ thể hiện sự quản lý, giám sát của nhân dân. Qua đó củng cố thêm niềm tin vào sự điều hành quản lý của cơ quan nhà nước.

Tăng cường mối quan hệ giữa Tòa án và Nhân dân. Hội thẩm đóng vai trò như cầu nối. Thông qua Hội thẩm nhân dân, Tòa án nắm bắt được những vướng mắc, quan điểm của Nhân dân. Một phán quyết của Tòa có thể nhận được sự đồng tình của người dân; chỉ khi nó phản ánh đúng sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Nâng cao lòng tin của người dân vào nên pháp luật công bằng. Tòa án trở thành là chỗ dựa về mặt tinh thần; là niềm tin vào công lý của Nhân dân. Từ đó, xây dựng nền xã hội có tính thượng tôn pháp luật.

Tuy nhiên sự tham gia của hội thẩm trong xét xử không phải bao giờ cũng chỉ có mặt tích cực, bên cạnh những yếu tố tích cực thì vẫn tồn tại nhiều bất cập cần giải quyết.

Thông tin liên hệ

Bài viết về: Hội thẩm tham gia xét xử sơ thẩm ưu điểm hay hạn chế? Trên đây là những ý kiến của chúng tôi; Mong rằng giúp ích các bạn đọc.

Quý khách hàng đang có nhu cầu đăng ký dịch vụ luật sư tranh tụng, bào chữa vui lòng liên hệ qua hotline: 0833.102.102. Luật sư 247 với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, uy tín, đầy kinh nghiêm; luôn sẵn lòng đồng hành cùng quý khách

Câu hỏi thường gặp

Hội thẩm nhân dân không có bằng luật tham gia xét xử như vậy liệu có vô lý không?

Căn cứ Điều 85 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn của hội thẩm nhân dân. Trong đó không có tiêu chuẩn về có bằng cấp luật. Tuy nhiên, họ phải là người có hiểu biết và kiến thức về pháp luật; là người có đạo đức phẩm chất tốt. Họ đại diện cho ý kiến người dân. Dù không có bằng cấp chuyên nghiệp nhưng lại mang đến khía cạnh khác như đạo đức, tình cảm, tính hợp tình, hợp lý,…

Số lượng hội thẩm tham gia phiên tòa xét xử quy định như thế nào?

Trong thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm; số lượng Hội thẩm sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn so với Thẩm phán. Thường xét xử sơ thẩm có là hai hội thẩm, một thẩm phán. Trường hợp vụ án phức tạp sẽ có hai thẩm phán và ba hội thẩm. Đây là một lợi thế để các Hội thẩm thể hiện “ngang quyền” với Thẩm phán khi xét xử trên tinh thần dân chủ.

Thẩm phán và hội thẩm xét xử tập thể và quyết định theo đa số có bất cập gì?

Phiên Tòa luôn có số hội thẩm nhiều hơn thẩm phán và mỗi người có tính chất ngang quyền. Tuy nhiên, trên thực tế, khi trình độ kiến thức pháp luật, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ giữa Hội thẩm và Thẩm phán có một khoảng cách quá xa thì khi lấy ý kiến đa số có sự xung đột ý kiến. Việc quy định xét xử tập thể và quyết định theo đa số dẫn đến sự khập khiễng trong việc xét xử và chuyên môn, khi mà thẩm phán là người thông hiểu pháp luật còn hội thẩm ( chiếm đa số trong hội đồng xét xử) là những người quyết định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.