Người dưới 18 tuổi giết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

27/12/2021
Người dưới 18 tuổi giết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
648
Views

Trách nhiệm hình sự với người dưới 18 tuổi cố ý giết người. Người chưa thành niên giết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Chào Luật sư, nếu người chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi cố ý giết người thì pháp luật sẽ xử lý hành vi đó như thế nào? Để làm rõ thắc mắc của bạn về vấn đề ” Người dưới 18 tuổi giết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?” mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lí

Bộ Luật hình sự 2015

Giết người bị xử như thế nào?

Điều 123. Tội giết người

  1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

  1. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
  2. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
  • Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành thì người chưa đủ 18 tuổi có hành vi cố ý giết người đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Vì dữ kiện đưa ra không đầy đủ nên chúng tôi không thể tư vấn được hành vi của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản nào của Điều 123 Bộ luật Hình sự.
  • Việc truy cứu TNHS và mức án chịu như thế nào sẽ do Toà án quyết định, tuy nhiên, Bộ luật hình sự ngoài quy định mang tính chấp trừng trị còn có quy định mang tính chất nhân đạo do vậy khi xem xét và đưa ra quyết định thì sẽ áp dụng những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội.

Nguyên tắc xử lý với người dưới 18 tuổi

  • Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
  1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
  2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Do đó, người chưa đủ 18 tuổi mà có hành vi cố ý giết người thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này theo quy định tại Điều 90 và khoản 2 Điều 91 về Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:

  • Điều 90. Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này; theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này.

  • Điều 91. Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
  1. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật này;

c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.”

Thứ 2:

Nếu gia đình người bị hại không chấp nhận bản án và đã kháng án thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Nếu quá thời hạn 15 ngày mà có lý do chính đáng thì bạn vẫn có thể kháng cáo – trường hợp này là kháng cáo quá hạn. Vấn đề này được quy định rõ tại hoản 1 Điều 333; Điều 335 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Thứ ba:

Thời hạn xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 346 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015:

  1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

……

Mời bạn đoc xem thêm

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Người dưới 18 tuổi giết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Ai có quyền trình bày lời buộc tội tại phiên tòa?

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 51 BLTTHS, trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 BLTTHS thì người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.

Vật chứng có phải là nguồn chứng cứ không thể thay thế được không?

Theo quy định tại Điều 74 BLTTHS thì “vật chứng: là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu hiệu tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”. Như vậy, vật chứng chứa đựng sự thật của vụ án do đó không thể thay thế được.

Người thân thích của thẩm phán có thể tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng trong vụ án đó không?

heo quy định tại Khoản 2 Điều 55 BLTTHS về những người không được làm chứng đã không liệt kê về người thân thích của thẩm phán. Do đó căn cứ vào Khoản 1 Điều 55 BLTTHS nếu người than thích của thẩm phán biết được tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận