Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn có bị xử phạt không?

25/12/2021
983
Views

Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi rất mong được giải đáp. Hiện nay, trong một số vụ tai nạn thì nhân lúc người bị nạn đang gặp cảnh khó khăn đã có hành vi “hôi của”. Thậm chí, có người còn xâm phạm sức khỏe của họ. Vậy hành vi xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn có bị xử phạt không? Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề trên, Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Cơ sở pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Hành vi xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn

Hiện nay, trong các vụ tai nạn giao thông đã diễn ra một số hành vi xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn. Có thể vì lí do nào đó mà họ đã có hành vi xâm phạm. Còn về tài sản vì lòng tham, họ sẵn sàng thực hiện hành vi sai trái. Đây là một hành vi đáng lên án vì còn liên quan đến đạo đức. Việc lợi dụng một người đang trong tình huống nguy hiểm mà xâm phạm tài sản, sức khỏe cần được ngăn cấm.

Bên cạnh đó, Luật giao thông đường bộ còn ngăn cấm một số hành vi sau đây:

  • Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
  • Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
  • Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
  • Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn có bị xử phạt không?

Bên cạnh việc được liệt kê là hành vi bị cấm, Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng đã quy định mức phạt cho hành vi trên. Cụ thể là phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi trên.

Có thể thấy, mức phạt như trên là phù hợp để răn đe các chủ thể nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn. Chính vì vậy, mọi người cần tuân thủ pháp luật. Tránh vì lòng tham trong phút chốc mà để lại hậu quả sau này.

Cố ý thay đổi, xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn giao thông bị xử phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức cố ý thay đổi, xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn giao thôngtrừ các hành vi vi phạm quy định:

Điểm đ khoản 2, điểm b khoản 8 Điều 5.

Điểm e khoản 3, điểm đ khoản 8 Điều 6;

Điểm g khoản 3, điểm c khoản 8 Điều 7;

Điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị xử phạt không?

Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông bị xử phạt hành chính. Mức phạt đối với hành vi này là phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng áp dụng cho cá nhân. Riêng đối với pháp nhân, mức phạt là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu.

Hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt ra sao?

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;”

Như vậy người điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Nộp phạt vi phạm hành chính ở đâu?

Những chủ thể khi nộp phạt vi phạm hành chính có thể chọn một trong các cách sau đây:

  • Nộp online thông qua website Cổng dịch vụ Công quốc gia https://dichvucong.gov.vn/.
  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại.
  • Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
  • Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt

Các bước nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến

Sau khi đủ căn cứ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan Công an sẽ đưa thông tin Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đưa lên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Các thông tin về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ được Cổng dịch vụ công Quốc gia chuyển đến người vi phạm qua tin nhắn điện thoại (do người vi phạm cung cấp khi lập biên bản vi phạm).

Tiếp theo người vi phạm thực hiện các bước:

  • Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công Quốc gia theo địa chỉ: dichvucong.gov.vn
  • Bước 2: Tra cứu theo số Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (theo tin nhắn do Cổng dịch vụ công Quốc gia đã gửi vào số điện thoại của người vi phạm)
  • Bước 3: Nhập số quyết định và mã bảo mật theo hướng dẫn hiển thị trên Cổng dịch vụ công Quốc gia.
  • Bước 4: Chọn hình thức nhận lại giấy tờ

Có thể nộp phạt vi phạm hành chính nhiều lần được không?

Căn cứ theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP, trường hợp cá nhân đề nghị hoãn thi hành quyết định phạt tiền hoặc cá nhân, tổ chức đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 76 và Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì phải có đơn đề nghị gửi người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về bài viết Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn có bị xử phạt không? Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đường bộ là gì?

Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ

– Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả
– Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ
– Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.