Mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm có phải đăng ký kinh doanh không?

21/06/2021
Mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm có phải đăng ký kinh doanh không?
932
Views

Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm có phải đăng ký kinh doanh không? Với số vốn nhỏ khoảng 50 triệu thì có cần phải làm giấy phép kinh doanh không? Nếu phải làm thì cho hỏi trình tự phải làm như thế nào? Do e mua mỹ phẩm sách tay về bán vậy thì khi quản lí thị trường tới hỏi thì em cần phải xuất trình những giấy tờ gì? Em xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đẵ gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì những trường hợp sau không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

“1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một,;một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”.

Mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm có phải đăng ký kinh doanh không?

Trong trường hợp của bạn, bạn muốn mở một cửa hàng bán mỹ phẩm và trang điểm với số vốn nhỏ khoảng 50 triệu thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh. Trường hợp bạn kinh doanh cửa hàng nhỏ, không có nhu cầu mở rộng thành lập công ty bạn có thể thành lập Hộ kinh doanh.

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Căn cứ vào Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP trình tự thủ tục để đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể như sau:

Hồ sơ bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1 Thông tư 20/2015/BKHĐT);

+ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực công chứng hoặc chứng thực.

Nơi nộp hồ sơ: Phòng tài chính – kế hoạch cấp huyện.

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.

Điều kiện mỹ phẩm được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam

Điều 35 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về nhập khẩu mỹ phẩm, theo đó, mỹ phẩm muốn nhập khẩu vào Việt Nam thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

“Điều 35. Nhập khẩu mỹ phẩm

1. Các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành. Khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận.

2. Nhập khẩu mỹ phẩm trong một số trường hợp đặc biệt (không bắt buộc phải thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của Thông tư này):

a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải gửi đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm tới Cục Quản lý dược – Bộ Y tế (Phụ lục số 14-MP). Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu.

Đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm được làm thành 03 bản. Sau khi được phê duyệt, 02 bản được lưu tại Cục Quản lý dược, 01 bản gửi đơn vị. Bản gửi đơn vị có đóng dấu “Bản gửi doanh nghiệp” để trình cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thông quan.

Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu để nghiên cứu; kiểm nghiệm phải được sử dụng đúng mục đích; không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.

b) Tổ chức, cá nhân nhận mỹ phẩm là quà biếu; quà tặng làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định. Tổng trị giá mỗi lần nhận không vượt quá định mức hàng hóa được miễn thuế theo quy định hiện hành.

Các mẫu mỹ phẩm nhập khẩu là quà biếu, quà tặng không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.

c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để trưng bày tại hội chợ; triển lãm và các trường hợp tạm nhập tái xuất khác phải làm thủ tục xin cấp giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương theo quy định hiện hành”.

Điều 7 Pháp lệnh quản lý thị trường năm 2016 quy định về vị trí; chức năng của lực lượng Quản lý thị trường như sau:

“Điều 7. Vị trí, chức năng của lực lượng Quản lý thị trường

Lực lượng Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.

Trong trường hợp của bạn, nếu như quản lý thị trường kiểm tra thì sẽ kiểm tra: Giấy phép kinh doanh, hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm,…

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm có phải đăng ký kinh doanh không?” Nếu có thắc mắc thì xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Các sản phẩm mỹ phẩm nào được phép công bố trong cùng một bản công bố?

Các trường hợp sau đây, các sản phẩm mỹ phẩm được phép công bố trong cùng một bản công bố:
+ Các sản phẩm được đóng dưới tên chung và được bán dưới dạng một bộ sản phẩm,
+ Các sản phẩm có công thức tương tự nhau nhưng có màu sắc hoặc mùi khác nhau
+ Các sản phẩm khác nhau nhưng được đóng gói chung trong cùng một bao gói như một đơn vị đóng gói
+ Các dạng khác sẽ được Cục Quản lý dược Việt Nam quyết định dựa vào quyết định của ủy ban mỹ phẩm ASEAN.

Những loại sản phẩm mỹ phẩm nào phải công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, những loại sản phẩm mỹ phẩm phải công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm:
– Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân, ….);
– Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hoá học);
– Các chất phủ màu (lỏng, nhão, bột);
– Các phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh, ….;
– Xà phòng tắm , xà phòng khử mùi…;
– Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh,…;
– Các sản phẩm để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel,….)
– Sản phẩm tẩy long;
– Chất khử mùi và chống mùi;
– Các sản phẩm chăm sóc tóc: (Nhuộm và tẩy tóc, thuốc uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc, các sản phẩm định dạng tóc, các sản phẩm làm sạch (sữa, bột, dầu gội), Sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc (sữa, kem, dầu), các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp).
– Sản phẩm dùng cạo râu (kem, xà phòng, sữa,….);
– Các sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt;
– Các sản phẩm dùng cho môi;
– Các sản phẩm để chăm sóc răng và miệng;
– Các sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, móng chân.
– Các sản phẩm dùng để vệ sinh bên ngoài;
– Các sản phẩm chống nắng;
– Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng;
– Sản phẩm làm trắng da;
– Sản phẩm chống nhăn da;
– Sản phẩm khác;

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận