Lùi xe trên đường cao tốc bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

15/12/2021
Lùi xe trên đường cao tốc bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định? Thẩm quyền xử phạt với lỗi lùi xe trên đường cao tốc?
994
Views

Việc tăng mạnh mức xử phạt nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, qua đó góp phần hạn chế tình trạng tai nạn giao thông xảy ra trên đường cao tốc. Vậy lùi xe trên đường cao tốc bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định? Để giải đáp thắc mắc trên, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây

Căn cứ pháp lý

Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Lùi xe trên đường cao tốc bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Theo quy định tại Nghị đinh 100/2019/NĐ-CP đưa ra mức phạt với hành vi lùi xe trên đường cao tốc tùy theo từng loại phương tiện có vi phạm trên, theo đó:

– Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng (điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể ca xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi vào đường cao tốc, lùi xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông (điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

– Đối với xe máy kéo, xe chuyên dùng: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe lùi xe trên đường cao tốc (điểm a khoản 8 Điều 7). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm này còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 tháng đến 07 tháng (theo điểm c khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Lưu ý : Mức phạt tiền trên là mức phạt áp dụng với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm lùi xe trên đường cao tốc. Đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền áp dụng sẽ gấp 2 lần mức phạt tiền trên. (theo khoản 2 Điều 78 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Thẩm quyền lập biên bản với lỗi lùi xe trên đường cao tốc?

Thẩm quyền lập biên bản với lỗi lùi xe trên đường cao tốc được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 79. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:

a) Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này;

[…]

c) Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương;

d) Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải;

Thẩm quyền xử phạt với lỗi lùi xe trên đường cao tốc?

Xác định thẩm quyền xử phạt với lỗi lùi xe trên đường cao tốc cần tuân theo nguyên tắc quy đinh tại Điều 78 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Điều 78. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những chức danh được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân tương ứng với từng lĩnh vực.

3. Đối với những hành vi vi phạm có quy định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn thì trong các chức danh quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 75; khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 76; khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 77 của Nghị định này, chức danh nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đó cũng có quyền xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề đối với người vi phạm.

Trên cơ sở mức phạt đã nêu và nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt, những chủ thể có thẩm quyền xử phạt với hành vi vi phạm lùi xe trên đường cao tốc bao gồm:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ( phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ- theo điểm b khoản 1 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt với vi phạm của người đi xe mô tô, xe gắn máy (kể ca xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy đi lùi trên đường cao tốc gây tại nạn giao thông nhưng chỉ với mức phạt tối đa là 4.000.000 đồng.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trọng lĩnh vực giao thông đường bộ- theo điểm b khoản 2 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chủ hành nghề có thời hạn- theo điểm c khoản 2 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm của người đi ca ba loại phương tiện ở phần phân tích đầu đi lùi trên đường cao tốc.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ( phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ- theo điểm b khoản 3 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời- điểm c b khoản 3 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm của người đi ca ba loại phương tiện ở phần phân tích đầu đi lùi trên đường cao tốc.

– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt; Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên (có quyền phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh cực giao thông đường bộ- theo điểm b khoản 4 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ- CP; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn – theo điểm c khoản khoản 4 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ- CP). Như vậy, những chủ thể liệt kê trong phần này chỉ có thẩm quyền xử phạt với vi phạm của người đi xe mô tô, xe gắn máy (kể ca xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy đi lùi trên đường cao tốc gây tại nạn giao thông.

– Giám đốc Công an cấp tỉnh (có quyền phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ- theo điểm b khoản 5 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn –thep điểm c khoản 5 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm của người đi ca ba loại phương tiện ở phần phân tích đầu đi lùi trên đường cao tốc.

– Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông, Cục trường Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (có quyền phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ- theo điểm b khoản 6 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn- theo điểm b khoản 6 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông, Cục trường Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm của người đi ca ba loại phương tiện ở phần phân tích đầu đi lùi trên đường cao tốc.

– Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (có quyền phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường- theo điểm b khoản 2 Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn theo điểm c khoản 2 Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, những chủ thể liệt kê trong phần này có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm của người đi ca ba loại phương tiện ở phần phân tích đầu đi lùi trên đường cao tốc.

– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải (có quyền phạt tiền đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ- theo điểm b khoản 3 Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;tước quyền, sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn theo điểm c khoản 3 Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, những chủ thể liệt kê trong phần này có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm của người đi ca ba loại phương tiện ở phần phân tích đầu đi lùi trên đường cao tốc.

– Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam ( có quyền phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ- theo điểm b khoản 4 Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn- theo điểm c khoản 4 Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Như vậy, những chủ thể liệt kê trong phần này có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm của người đi ca ba loại phương tiện ở phần phân tích đầu đi lùi trên đường cao tốc.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Lùi xe trên đường cao tốc bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Biển số xe là gì?

Biển số xe hay còn gọi là biển kiểm soát xe cơ giới là tấm biển gắn trên mỗi xe cơ giới, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là cơ quan công an cấp khi mua xe hoặc chuyển nhượng xe.

Biển báo giao thông là gì?

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về khái niệm biển báo giao thông, tuy nhiên, có thể hiểu, biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường để biểu thị, truyền đạt các thông tin đến người tham gia giao thông.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.