Gặp phải thủ đoạn lừa đảo chuyển nhầm tiền phải giải quyết sao?

09/12/2021
Gặp phải thủ đoạn lừa đảo chuyển nhầm tiền phải giải quyết sao?
917
Views

Ngày nay tội phạm lừa đảo ngày càng tinh vi và nhiều thủ đoạn, chiêu trò mới. Thủ đoạn lừa đảo chuyển nhầm tiền vừa mới xuất hiện gần đây khá phổ biến. Đối tượng giả vờ chuyển nhầm tiền và ép người khác vay tiền lãi suất cao.

Thắc mắc của khách hàng: Chào luật sư. Hôm trước trong tài khoản ngân hàng của tôi đột nhiên nhận được chuyển khoản vào 45 triệu đồng. Sau khi xác nhận lại người quen thì không có ai gửi vào. Chưa biết giải quyết ra sao thì ngày hôm sau có nhiều số lạ gọi điện, nhắn tin đến. Nội dung bảo tôi đã vay của họ 45 triệu đã giải ngân và yêu cầu tôi hàng tháng đóng lãi suất cao. Hiện tôi không biết giải quyết sao vì tôi không có vay hay ký hợp đồng vay nào. Mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn

Khi gặp phải thủ đoạn lừa đảo như trên thì Luật sư 247 đưa ra phân tích và lời khuyên như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Chuyển tiền nhầm tài khoản vấn đề không còn hiếm gặp. Thông thường người chuyển nhầm sẽ liên hệ phía ngân hàng và công an yêu cầu hỗ trợ giải quyết. Các bên thỏa thuận và chuyển lại cho nhau. Tuy nhiên, nếu nhận thấy dấu hiệu lừa đảo thì người nhận được tiền nên bình tĩnh giải quyết từng bước tránh mất tiền oan.

Một số thủ đoạn lừa đảo chuyển nhầm tiền mới xuất hiện

Ngoại trường hợp dân sự không may chuyển nhầm tiền thì còn nhiều đối tượng lợi dụng để lừa đảo. Theo quy định pháp luật thì nếu không chuyển lại tiền chuyển khoản nhầm sẽ bị xử phạt. Do đó, nhiều đối tượng không ngần ngại chuyển tiền để thực hiện phi vụ lừa đảo. Một số ví dụ điển hình về thủ đoạn lừa đảo chuyển nhầm tiền hiện nay như:

  • Chuyển khoản vào và tự xác nhận người nhận tiền đang vay mình với lãi suất cao. Sau một thời gian nhắn tin, gọi điện đe dọa yêu cầu chuyển lãi suất vay đối với số tiền chuyển nhầm đó
  • Giả vờ chuyển nhầm tiền và liên hệ nhờ chuyển lại khoản tiền đó. Sau đó giả mạo ngân hàng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP và truy cập vào đường link. Bằng cách này đối tượng lừa đảo có được thông tin khách hàng và truy cập lấy hết tiền trong tài khoản.
  • Gửi thư, tin nhắn báo quý khách hàng nhận được khoản tiền yêu cầu truy cập đường link ghi thông tin cá nhân để nhận tiền. Thông tin sẽ bị đánh cắp và mất tiền trong tài khoản ngân hàng.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm có hành vi gian dối, lừa dối nhằm chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

  • Chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu đến 50 triệu hoặc dưới 2 triệu nhưng có hành vi: đã bị phạt hành chính; có án tích tội tương tự. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
  • Hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm với hành vi: Phạm tội có tổ chức; Có tình chuyên nghiệp; Chiếm đoạt giá trị từ 50 triệu đến 200 triệu; Tái phạm nguy hiểm; Lợi dụng chức vụ quyền hạn; Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
  • Hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm với hành vi: Chiếm đoạt tài sản từ 200 triệu đến 500 triệu; Lợi dụng thiên tai dịch bệnh.
  • Hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân với hành vi: Chiếm đoạt trên 500 triệu; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Ngoài ra người phạm tội này có thể bị phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Ví dụ: Nhiều đối tượng có thể lập thành cả tổ chức chuyên nghiệp thủ đoạn lừa đảo chuyển nhầm tiền. Sau khi điều tra xác minh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 bởi hành vi này.

Ví dụ: Trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng với tính chất chuyên nghiệp có thể truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ khoản 2 Điều 173 nêu trên.

Khi nhận thấy thủ đoạn lừa đảo chuyển nhầm tiền nên làm gì?

Hiển nhiên khi nhận tiền do chuyển khoản nhầm thì bạn có nghĩa vụ phải trả lại. Nếu không hoàn trả lại tiền bạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính căn cứ Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Đây là hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác, mức phạt là 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Trường hợp cố tình không trả và tài sản giá trị trên 10 triệu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 về tội chiếm giữ trái phép tài sản.

Ngoài ra để tránh rủi ro khi gặp phải kẻ lừa đảo và chiêu trò khác. Với thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền nhầm thì tốt nhất bạn nên giải quyết nhanh nhất có thể. Khi gặp phải tình huống nhận tiền chuyển nhầm đầu tiên xác nhận phía ngân hàng. Gọi điện xác nhận với ngân hàng xem có báo cáo về việc chuyển nhầm tiền không? Nếu có liên hệ hoàn trả lại thông qua ngân hàng.

Bước tiếp theo là đến trình báo cơ quan công an gần nơi cư trú về trường hợp này. Yêu cầu hướng dẫn cách giải quyết. Tránh trường hợp bạn im lặng và để thời gian dài đối tượng lừa đảo yêu cầu khoản lãi đối với thời gian bạn giữ tiền đó.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tham khảo Gặp phải thủ đoạn lừa đảo chuyển nhầm tiền phải giải quyết sao? Mong rằng bài viết giúp bạn đọc bình tĩnh xử lý tránh lừa mất tiền oan.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Nhận tiền chuyển nhầm không ai liên hệ có nên im lăng tiêu?

Việc sử dụng tài sản không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình có nhiều rủi ro. Thứ nhất có thể người chủ liên hệ chậm nhưng họ có quyền đòi lại. Thứ hai, trường hợp lừa đảo ép người vay lãi suất cao. Khi chuyển tiền đến làm mồi nhử và theo thời gian càng dài tính phần lãi suất tương đương. Do đó, dù không ai liên hệ thì bạn nên báo cơ quan công an để hướng dẫn xử lý.

Khi bị lừa tiền qua mạng thì phải làm sao?

Mạng xã hội ngày càng phát triển kèm theo mặt trái xuất hiện tệ nạn. Những thủ thuật lừa đảo càng tinh vi, cần luôn nâng cao cảnh giác. Thường xuyên theo dõi tiếp cận thông tin tránh rơi vào cái bẫy lừa đảo. Tuy nhiên, nếu không may đã bị lừa tiền thì bạn nên liên hệ cơ quan công an quận/huyện tại nơi cư trú để được hỗ trợ giải quyết kịp thời.

Mức phạt hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác với tính chất hành vi không nghiêm trọng, tài sản dưới 2 triệu chỉ bị xử phạt hành chính. Đối với trường hợp chiếm đoạt hơn 2 triệu hoặc có tính chất nguy hiểm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Mức hình phạt thấp nhất là án treo và cao nhất là tù chung thân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận