Đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng thì hoạt động huy động vốn là một vấn đề được nhiều công ty đặc biệt quan tâm tới. Huy động vốn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp; đặc biệt là quá trình đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như duy trì hoạt động kinh doanh. Một trong những hình thức huy động vốn được nhiều doanh nghiệp sử dụng đó chính là phát hành trái phiếu. Vậy trái phiếu là gì? Điều kiện chào bán trái phiếu tại thị trường trong nước được pháp luật quy định như thế nào?
Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Trái phiếu là gì?
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 153/2020/ NĐ-CP; thì trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoán có kì hạn từ 01 năm trở lên; do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc; lãi và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.
- Trái phiếu thực chất là một hợp đồng vay để tăng vốn vay của công ty. Quan hệ giữa người sở hữu trái phiếu với công ty là quan hệ giữa chủ nợ và con nợ.
- Phát hành trái phiếu: đây là một hình thức vay vốn; theo đó, người vay phát hành một chứng chỉ thường với một mức lãi suất xác định; đảm bảo thanh toán trong khoảng thời gian xác định trong tương lai. Kết quả của việc phát hành trái phiếu là làm tăng vốn vay của công ty.
Phân loại trái phiếu
Theo quy định tại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP; thì hiện nay có 06 loại trái phiếu phổ biến như sau
- Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên; do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền; và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.
- Trái phiếu doanh nghiệp xanh là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành; nhằm mục đích đầu tư cho dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường; dự án mang lại lợi ích về môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
- Trái phiếu chuyển đổi là loại hình trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.
- Trái phiếu có bảo đảm là loại hình trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ; hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành; hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; hoặc được bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật.
- Trái phiếu kèm chứng quyền là loại hình trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền; cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện; điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.
- Trái phiếu có thể mua lại trước hạn. Đây là loại trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành kèm theo điều khoản cho phép được quyền mua lại trước thời hạn. Nói cách khác; đây là việc doanh nghiệp mua lại trái phiếu đã phát hành của chính doanh nghiệp trước ngày đáo hạn.
Điều kiện chào bán trái phiếu tại thị trường trong nước
Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền
Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền; doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn; được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
- Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành; hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.
- Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính; tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
- Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán; được thực hiện bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
- Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền
- Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền của công ty chứng khoán; công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng: doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này.
Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền
- Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần.
- Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
- Đáp ứng các điều kiện chào bán quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.
- Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ; trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng; kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.
- Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu; thực hiện chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Phương thức phát hành trái phiếu
Phương thức phát hành trái phiếu được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 153/2020 như sau
- Đấu thầu phát hành: là phương thức lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện trúng thầu mua trái phiếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp phát hành.
- Bảo lãnh phát hành: là phương thức bán trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư mua trái phiếu; thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành.
- Đại lý phát hành: là phương thức doanh nghiệp phát hành ủy quyền cho một tổ chức khác; thực hiện bán trái phiếu cho nhà đầu tư mua trái phiếu.
- Bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng.
Có thể bạn quan tâm
- Cổ phần và cổ phiếu khác nhau như thế nào?
- Điều kiện phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế
- Bất lợi khi huy động vốn bằng cổ phiếu ưu đãi so với trái phiếu
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều kiện chào bán trái phiếu tại thị trường trong nước?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, hoán đổi trái phiếu là việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu để hoán đổi cho trái phiếu đang lưu hành của chính doanh nghiệp đó tại cùng một thời điểm để cơ cấu lại danh mục nợ.
Mệnh giá trái phiếu được quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP. Theo đó, đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng Việt Nam. Còn trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, mệnh giá thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 153/2020/NĐ-CP; Doanh nghiệp phát hành được mua lại trước hạn hoặc hoán đổi theo thỏa thuận với chủ sở hữu trái phiếu để giảm nợ, cơ cấu lại nợ trái phiếu. Riêng đối với mua lại trước hạn trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, khi thực hiện phải tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trái phiếu bị hủy bỏ sau khi được mua lại.