Trồng thuốc phiện bị xử lý như thế nào?

07/12/2021
Trồng thuốc phiện bị xử lý như thế nào?
455
Views

Cây thuốc phiện còn có tên khác là Á phiện-Opium, cây Anh Túc;.. ở nước ta cây thuốc phiện chủ yếu được trồng ở các tỉnh: Sơn La, Lào Cai, Nghệ An, Lai Châu, Hà Giang, Thanh Hoá, Yên Bái, Hoà Bình, Cao Bằng. Nhà nupocsw có chính sách kêu gọi không trồng cây thuốc phiện;… nhưng chủ yếu là đồng bào sinh sống ở các vùng cao; nơi có điều kiện trồng được cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý vẫn trồng những loại cây này; có thể là trồng bán giá cao hoặc trồng thuê… Vậy Trồng thuốc phiện bị xử lý như thế nào?

Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề Trồng thuốc phiện bị xử lý như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017)

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Trồng thuốc phiện bị xử lý như thế nào?

Trồng thuốc phiện bị xử phạt hành chính

Căn cứ khoản 3 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi trồng cây thuốc phiện bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện; cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.

Ngoài ra còn có hình thức xử phạt bổ sung; quy định tại khoản 6 như sau:

Tịch thu tang vật; phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này.

Người nước ngoài có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; tàng trữ, vận chuyển mua bán ma túy; tiền chất ma túy;… môi giới cho người khác sử dụng ma túy; …cung cấp địa điểm cho người sử dụng ma túy;… (quy định tại các khoản 1,2,3,4,5); thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trồng thuốc phiện cấu thành tội gì

Để trả lời cho câu hỏi trồng thuốc phiện bị xử lý như thế nào? thì phải xác định hành vi này phạm tội gì. Thuốc phiện là 1 trong những cây có chứa chất ma túy; là loại mà pháp luật không cho phép trồng để lấy nhựa sản xuất ma túy; (nếu trồng chỉ để lấy hoa thì được); cho nên trồng sẽ cấu thành tội trồng cây thuốc phiện; cây cô ca; cây cần sa; hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy; theo quy định tại Điều 247 Bộ luật hình sự.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý phải đảm bảo các điều kiện cần và đủ như: độ tuổi; năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý; vì đối với tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý khoản 1 là tội ít nghiêm trọng; khoản 2 là tội nghiêm trọng.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội này là chế độ quản lý của Nhà nước về việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây có chứa chất ma tuý.

Nếu hiểu một cách máy móc thì dễ lầm tưởng rằng; Nhà nước có cho phép một số đối tượng được trồng cây thuốc phiện hoặc hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý; nhưng thực tế không phải vậy. Việc cây thuốc phiện còn được trồng ở nước ta hiện nay là do truyền thống lâu đời của một số đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao; nay Đảng và Nhà nước ta có chính sách vận động bà con từ bỏ việc trồng cây thuốc phiện và có chính sách hỗ trợ để đồng bào chuyển sang trồng các loại cây lương thực, cây ăn quả và các loại cây khác, chứ không phải quy hoạch lại việc trồng cây thuốc phiện.

Đối tượng tác động của tội phạm này là cây có chứa chất ma tuý như cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa…

Mặt chủ quan

Để xác định trồng thuốc phiện bị xử lý như thế nào không thể thiếu yếu tố mặt chủ quan của tội phạm. Người phạm tội thực hiện hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý là do cố ý; Nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm; thấy trước được tác hại của hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý mặc dù đã được giáo dục nhiều lần; đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn cố tình vi phạm. 

Mặt khách quan

Người phạm tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý chỉ có hành vi khách quan duy nhất là “trồng”. Hành vi này nhất thiết phải là hành động và được biểu hiện nhiều dạng khác nhau như: làm đất, gieo hạt, ươm cây, chăm bón.

Một người có thể thực hiện hết các việc trong quá trình trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý; nhưng cũng có thể chỉ thực hiện một hoặc một số việc; nhưng đều với mục đích là nhằm trồng được cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý. Nếu vì lý do khách quan mà người trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý không thu hoạch được nhựa thuốc phiện như ý muốn; thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý.

Hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý; chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi này đã được giáo dục nhiều lần; đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm. Các yếu tố này tuy không phải là hành vi khách quan; nhưng lại là dấu hiệu rất quan trọng và nó cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma tuý.

Trồng thuốc phiện bị xử lý như thế nào

Nếu đã đủ các yếu tố các thành tội phạm như phân tích trên; thì người phạm tội sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 247 Bộ luật hình sự; với các khung hình phạt sau:

Khung phạt thứ nhất

Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; đối với hành vi trồng cây thuốc phiện; cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định; thuộc 1 trong các trường hợp sau:

  • Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

Khung phạt thứ hai

Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm; đối với các trường hợp:

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Người phạm tội tự nguyện sửa chữa

Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều 247; nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch; thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; đối với hành vi trồng cây thuốc phiện; tùy theo mức độ vi phạm mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên; thực tiễn xét xử rất ít người bị xét xử về tội này. Qua đây có thể thấy công tác vận động; tạo công ăn việc làm của Đảng và Nhà nước rất tốt; có hiệu quả.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hành vi vận chuyển ma túy là gì?

Hành vi vận chuyển trái pháp chất ma túy được hiểu là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác; với bất kỳ hình thức nào (ô tô, tàu điện, tàu hỏa, xe máy,…); trên các tuyến đường khác nhau (đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bộ,…). Hành vi vận chuyển không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái pháp chất ma túy.

Điều kiện để được hưởng án treo về tội tàng chữ trái phép chất ma túy?

Để được hưởng án treo về tội tàng chữ trái phép chất ma túy, cần xét đến các yếu tố sau:  
Bị xử phạt tù không quá 03 năm; Có nhân thân tốt; Có nhiều tình tiết giảm nhẹ; Không có tình tiết tăng nặng; Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục; Có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Khi sử dụng ma túy, đối tượng nào áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện?

Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận