Các khoản giảm trừ trong thuế TNCN theo quy định?

03/12/2021
Các khoản miễn trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định?
859
Views

Bên cạnh quy định về các thu nhập chịu thuế như: thu nhập từ kinh doanh (từ 100 triệu đồng/năm); thu nhập từ tiên lương, tiền công; thu nhập từ trúng thưởng;… Pháp luật cũng có những quy định về thu nhập được miễn thuế như: thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất; Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật;…. Ngoài ra; pháp luật còn có quy định về các khoản giảm trừ trong thuế TNCN; tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân nộp thuế.

Mời bạn đọc cùng luật sư 247 tìm hiểu về Các khoản giảm trừ trong thuế thu TNCN theo quy định?

Căn cứ pháp lý

Luật thuế thu nhập cá nhân

Thông tư 113/2013/TT-BTC

Thông tư 92/2015/TT-BTC

Nội dung tư vấn

Thuế thu nhập cá nhân không có một định nghĩa cụ thể nào. Tuy nhiên; ta có thể hiểu thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà người có thu nhập phải nộp vào ngân sách Nhà nước; được trích từ tiền lương, tiền công và một số nguồn thu khác sau khi đã được tính các khoản giảm trừ.

Các khoản giảm trừ ở đây chính là các khoản giảm trừ thông thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể bao gồm các khoản giảm trừ nào? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi!

Các khoản giảm trừ trong thuế TNCN

Theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật thuế thu nhập cá nhân; và khoản 2 Điều 9 Thông tư 113/2013/TT-BTC; Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC; các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân bao gồm; giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện; nhân đạo và giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm; Quỹ hưu trí tự nguyện. Trong đó:

  • Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương; tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
  • Các khoản đóng góp từ thiện; nhân đạo; khuyến học được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.

Khoản giảm trừ thứ nhất trong thuế TNCN

Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:

  • Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
  • Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành; hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất; thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh; phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.

Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc; mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:

  • Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
  • Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định; bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Chính phủ quy định mức thu nhập; kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh.

Khoản giảm trừ thứ 2 trong thuế TNCN

Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm; Quỹ hưu trí tự nguyện. Trong đó:

  • Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
  • Mức đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá một (01) triệu đồng/tháng đối với người lao động tham gia các sản phẩm hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có), kể cả trường hợp tham gia nhiều quỹ. Căn cứ xác định thu nhập được trừ là bản chụp chứng từ nộp tiền (hoặc nộp phí) do quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm cấp.

Khoản đóng góp bảo hiểm, đóng góp vào Quỹ hưu trí tự nguyện của năm nào được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó.

Khoản giảm trừ thứ 3 trong thuế TNCN

Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện; nhân đạo; khuyến học bao gồm:

  • Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc; nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật; người già không nơi nương tựa;
  • Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.

Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 20 Luật thuế thu nhập cá nhân; phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận; hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học; không nhằm mục đích lợi nhuận.

Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phát sinh vào năm nào được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế đó; nếu giảm trừ không hết không được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo. Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương; tiền công của năm tính thuế phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo, khuyến học.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; Các khoản giảm trừ trên được quy định tại chương 2 căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú; như vậy, ta có thể hiểu các khoản giảm trừ trong thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với cá nhân cư trú; (thỏa mãn điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân) và không còn áp dụng đối với cá nhân kinh doanh nữa (theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC).

Để nộp thuế, cá nhân tiến hành đăng ký mã số thuế cá nhân để thực hiện kê khai nộp; hoàn thuế, hoặc phục vụ cho công việc của cá nhân.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Đặc trưng của thuế thu nhập cá nhân là gì?

– Là loại thuế đánh lên tất cả cá nhân có thu nhập chịu thuế. Vì là lọai thuế trực thu nên tâm lý của người chịu thuế thường nặng nề hơn khi thực hiện nghĩa vụ thuế này so với các loại thuế gián thu.
– Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia.
– Việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc lũy tiến từng phần.
– Thuế thu nhập cá nhân là một lọai thuế phức tạp. Việc quản lý thuế; thu thuế đòi hỏi trình độ; kỹ thuật cao; chi phí quản lý thuế lớn….

Các bước tính thuế thu nhập cá nhân?

Bước 1: Tính tổng thu nhập
Bước 2: Xác định các khoản được miễn thuế TNCN
Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức
Bước 4: Xác định các khoản giảm trừ
Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức
Bước 6: Tính thuế TNCN phải nộp theo công thức

Trường hợp cá nhân không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc?

Trường hợp này, cá nhân tự nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế tương ứng, gồm:
– Tờ khai đăng ký thuế: Sử dụng Mẫu số 20-ĐK-TCT.
– Bản sao thẻ CCCD hoặc bản sao giấy CMND còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi.
– Bản sao hộ chiếu còn hiệu lực nếu người phụ thuộc mang quốc tịch nước ngoài hoặc người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận