Thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài

02/12/2021
Thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
917
Views

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc tế và giao lưu thương mại. Nhu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng. Kéo theo nhu cầu công nhận và cho thi hành là các thủ tục pháp lý về vấn đề trên. Trên thực tế vẫn còn một số cá nhân chưa xác định được chính xác về vấn đề này. Vì vậy hãy cũng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Bài viết sẽ đưa ra các nội dung liên quan đến vấn đề thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.

Khái niệm

Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài là một thủ tục tố tụng đặc biệt. Do Tòa án tiến hành. Nhằm xem xét để công nhận tính hiệu lực của phán định trọng tài nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của Việt Nam.

Nguyên tắc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài

Nguyên tắc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài là:

  • Công ước chỉ áp dụng đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên của Công ước. Đối với quyết định của Trọng tài nước ngoài tuyên tại lãnh thổ của quốc gia chưa ký kết hoặc tham gia Công ước. Công ước được áp dụng tại Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại.
  • Chỉ áp dụng Công ước đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại.
  • Mọi sự giải thích phải tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra, Điều 424 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Toà án Việt Nam xem xét đơn theo 2 nguyên tắc cơ bản. Là dựa trên cơ sở điều ước quốc tế và trên nguyên tắc có đi có lại.

Chủ thể nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 425 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 xác định chủ thể nộp đơn yêu cầu gồm: Người được thi hành hoặc người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài khi.

Cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam.

Cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam.

Tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 452 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài phải được làm bằng tiếng Việt hoặc nếu làm bằng tiếng nước ngoài thì phải gửi kèm bản dịch ra tiếng Việt được công chứng, chứng thực hợp pháp.

Thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài  

Gửi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài

Căn cứ tại Điều 451 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Thời hạn nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài là 3 năm. Kể từ ngày phán quyết trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà họ không thể nộp đơn.

Nội dung đơn

Căn cứ tại Điều 452 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài phải có các nội dung chính sau đây:

  • Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp tại Việt Nam của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;
  • Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;
  • Yêu cầu của người được thi hành.

Giấy tờ kèm theo

Gửi kèm theo đơn yêu cầu là giấy tờ, tài liệu quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định thì kèm theo đơn yêu cầu phải có giấy tờ, tài liệu sau đây:

  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực thỏa thuận trọng tài giữa các bên.

Đối với các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài. Phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.

Xử lý đơn

Nhận đơn

Sau khi đơn yêu cầu được gửi cho Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền sau khi kiểm tra sơ bộ đơn yêu cầu.

Trong trường hợp không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định. Đơn yêu cầu có thể được nộp trực tiếp tới Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến. Hoặc nhận được đơn và giấy tờ, tài liệu kèm theo do người có đơn yêu cầu gửi đến. Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào các điều 363, 364 và 365 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để xem xét, thụ lý và thông báo bằng văn bản cho người được thi hành, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ tại Việt Nam, Viện kiểm sát cùng cấp và Bộ Tư pháp.

Chuyển hồ sơ cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền

Trường hợp sau khi thụ lý mà Tòa án xét thấy việc giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam thì Tòa án đã thụ lý ra quyết định chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên yêu cầu đó trong sổ thụ lý.

Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự. Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị đối với quyết định này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.

Xem xét đơn yêu cầu

Chuẩn bị xét đơn yêu cầu

Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp mà Tòa án ra một trong các quyết định sau đây:

  • Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;
  • Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;
  • Mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án có quyền yêu cầu người được thi hành giải thích những điểm chưa rõ trong đơn. Trong trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 02 tháng.

Tòa án phải mở phiên họp trong thời hạn 20 ngày. Kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Tòa án chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp. Và nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày trước ngày mở phiên họp. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án.

Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu

Toò án ra quyết định tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Phán quyết của Trọng tài nước ngoài đang được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi Trọng tài ra phán quyết xem xét lại;
  • Người phải thi hành là cá nhân chết hoặc người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
  • Người phải thi hành là cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự. Nhưng chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.

Trong thời gian tạm đình chỉ, Thẩm phán được phân công giải quyết vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết đơn yêu cầu.

Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết đơn yêu cầu theo quy định tại khoản này. Thẩm phán có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc. Khắc phục những lý do dẫn tới việc tạm đình chỉ trong thời gian ngắn nhất. Để kịp thời tiếp tục giải quyết đơn yêu cầu. Khi lý do tạm đình chỉ không còn Thẩm phán phải ra quyết định tiếp tục giải quyết đơn yêu cầu.

Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu

Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ việc xét đơn khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Người được thi hành rút đơn yêu cầu. Hoặc người phải thi hành đã tự nguyện thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
  • Người phải thi hành là cá nhân chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế;
  • Người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản. Nhưng không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
  • Tòa án không xác định được địa điểm nơi có tài sản tại Việt Nam của người phải thi hành.

Tiến hành phiên họp xét đơn yêu cầu

Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng xét đơn yêu cầu. Gồm ba Thẩm phán thực hiện, trong đó một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của người được thi hành, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Nếu một trong những người này vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên họp.

Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành nếu người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

Hội đồng xét đơn ra quyết định đình chỉ việc giải quyết đơn. Nếu người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

Ra quyết định công nhận và cho thi hành

Sau khi xem xét đơn yêu cầu, giấy tờ, tài liệu kèm theo. Nghe ý kiến của người được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số. Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài. Hoặc quyết định không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

Việc ra quyết định nói trên đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cũng như theo quy định các Điều ước mà Việt Nam là thành viên. Xét theo góc độ pháp lý các trường hợp công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài có nhiều điểm tương đồng với các trường hợp công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại.

Xem thêm các vấn đề liên quan tại

Xác định nơi cư trú của cá nhân theo quy định của Luật cư trú 2020

Thông tin liên hệ Luật sư

Trên đây là tư vẫn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục công nhân và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài”. Khi Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan đến vấn đề trên cũng như các vấn đề pháp lý khác.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài

Công ước chỉ áp dụng đối với việc công nhận và thi hành tại Việt Nam. Quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên của Công ước.
Chỉ áp dụng Công ước đối với tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại.
Mọi sự giải thích phải tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Chủ thể yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài

Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khi:
Cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam.
Cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam.
Tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.

Thời hạn nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài

Thời hạn nộp đơn yêu cầu là 3 năm. Kể từ ngày phán quyết trọng tài nước ngoài có hiệu lực pháp luật.
Trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Theo đó họ không thể nộp đơn trong thời hạn 3 năm. Thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan sẽ không được tính vào thời hạn nộp đơn.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận