Người lao động có vai trò như thế nào trong thỏa ước lao động tập thể?

30/11/2021
425
Views

Xin chào Luật sư, tôi là nhân viên mới của công ty chuyên về mảng hành khách xe bus. Vì đây là công ty đầu tiền tôi xin vào làm việc sau khi tốt nghiệp đại học. Nên các vấn đề về nhân sự công ty cũng như các chế độ lãnh đạo tôi không được hiểu rõ. Mới đây tôi được biết lãnh đạo công ty sẽ tiến hành lấy ý kiến của người lao động về hạng mục mới thông qua thỏa ước lao động tập thể. Tôi muốn hỏi luật sư thỏa ước lao động tập thể là gì? Người lao động có vai trò như thế nào trong thỏa ước lao động tập thể?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động năm 2019

Nội dung tư vấn

Để biết thế nào là thỏa ước lao động tập thể, người lao động có vai trò gì trong thỏa ước lao động tập thể. Hãy cùng luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây:

Thế nào là thỏa ước lao động tập thể?

Căn cứ theo Điều 75 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể; và được các bên ký kết bằng văn bản.

Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp; thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp; và các thỏa ước lao động tập thể khác.

Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Thỏa ước lao động được lấy ý kiến và ký kết như thế nào?

Căn cứ theo Điều 76 Bộ luật lao động năm 2019 thì thỏa ước lao động tập thể được lấy ý kiến và ký kết như sau:

Lấy ý kiến:

Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết; dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.

Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành; đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.

Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp; đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng; hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.

Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do tổ chức đại diện người lao động quyết định; nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất; kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở; hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.

Ký kết thỏa ước lao động tập thể:

Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể; và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết; và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.

Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành; hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động; và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.

Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết; người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải có Thỏa ước lao động tập thể hay không?

Điểm c khoản 1 Điều 6 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về quyền của người sử dụng lao động như sau: “c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động; cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;”.

Theo đó, việc ký kết thỏa ước lao động là quyền mà pháp luật lao động ghi nhận cho người sử dụng lao động; chứ không phải là nghĩa vụ.

Bên cạnh đó tại Điều 75. Bộ luật lao động quy định về Thỏa ước lao động tập thể như sau:

“1. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể; và được các bên ký kết bằng văn bản.

Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp; thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp; và các thỏa ước lao động tập thể khác.

2. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật”.

Trên cơ sở định nghĩa về thỏa ước lao động tập thể có thể thấy; pháp luật không quy định ký kết thỏa ước lao động là điều bắt buộc với mọi doanh nghiệp. Pháp luật lao động ghi nhận sự tồn tại của thỏa ước lao động tập thể là nhằm khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động thương lượng để xây dựng một văn bản có các quy định mang tính thống nhất cao trên cơ sở đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của các bên để từ đó quan hệ lao động được phát triển bền chặt hơn.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng; pháp luật không bắt buộc mọi doanh nghiệp ký kết thỏa ước lao động tập thể. Nhưng khi đã thỏa thuận; và ký kết hoàn thành phải tuân thủ quy định về thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý như nhà nước. 

Hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể?

Căn cứ theo Điều 78 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực; thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.

Thỏa ước lao động tập thể sau khi có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện.

Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động; và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể ngành; và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động; và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể.

Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Người lao động có vai trò như thế nào trong thỏa ước lao động tập thể?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có phải thông báo thỏa ước lao động với cơ quan nhà nước hay không?

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.

Có bắt buộc phải có nội quy lao động hay không?

Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản. Có nghĩa rằng việc lập nội quy lao động là điều bắt buộc đối với người sử dụng lao động

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận