Giáo viên đánh bạc bị xử lý kỷ luật như thế nào?

24/11/2021
Giáo viên đánh bạc bị xử lý kỷ luật như thế nào?
1309
Views

Giáo viên là nhưng thầy, người cô dậy dỗ đem lại những kiến thức quý giá cho học sinh; làm tấm gương cho các em học sinh học hỏi và noi theo. Việc giáo viên có hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc hay thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật khác cần được xử lý nghiêm minh; vì giáo viên là người dạy dỗ học sinh, những thế hệ sau này của đất nước lại có những hành vi không đúng chuẩn mực cả về đạo đức lẫn pháp luật. Vậy theo quy định hiện nay giáo viên đánh bạc bị xử lý kỷ luật như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Giáo viên được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại điều 2 Luật Viên chức 2010; thì viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc; hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo các quy định trên; thì giáo viên được tuyển dụng và làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc là giáo viên

Trước đây, hiệu trưởng được xem là công chức nhưng từ ngày 1/7/2020; khi luật sửa đổi luật Cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực; thì hiệu trưởng không còn là công chức mà là viên chức quản lý.

Kể từ ngày 1/7/2020, các giáo viên sẽ là viên chức có thời hạn; vì theo quy định tại điều 25 luật cán bộ, công chức, viên chức; thì các giáo viên sẽ làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng trừ các trường hợp sau:

  • Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
  • Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức
  • Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Các hình thức kỷ luật với giáo viên

Theo quy định tại Điều 52 Luật Viên chức 2010; được hướng dẫn bởi Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP; thì Các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức bao gồm:

Điều 9. Các hình thức kỷ luật

1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Buộc thôi việc.

2. Viên chức quản lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo mức độ vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Cách chức;

d) Buộc thôi việc.

Giáo viên đánh bạc bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Nghị định 27/2012/NĐ-CP viên chức bị buộc thôi việc; khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 13; trong đó quy định sáu trường hợp viên chức bị buộc cho thôi việc; trong đó không có trường hợp bị kết án với tội danh đánh bạc.

Trường hợp bị kết án về tội đánh bạc nhưng được hưởng án treo thì sẽ không thuộc trường hợp bị buộc thôi việc vì tội đánh bạc không quy định người phạm tội này bị cấm đảm nhiệm chức vụ hay buộc không làm công việc hiện tại.

Như vậy hình thức kỷ luật đối với giáo viên đánh bạc sẽ phụ thuộc vào cơ quan, đơn vị mà họ công tác tiến hành xử lý bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, và nếu bị phạt tù mà không được hưởng án treo thì mới có thể bị kỷ luật buộc thôi việc.

Theo quy định tại Điều 13 Luật viên chức 2010, được hướng dẫn bởi Nghị định 27/2012/NĐ-CP thì hình thức kỷ luật buộc thôi việc được áp dụng đối với viên chức trong trường hợp:

Điều 13. Buộc thôi việc

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;

4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;

6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức

Giáo viên đánh bạc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không

Gáo viên đánh bạc có thể bị phạt tù với Tội đánh bạc; được quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể:

Phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi:

– Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 05 đến dưới 50 triệu đồng

– Số tiền, tài sản dùng để đánh bạc dưới 05 triệu đồng; nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc đã bị kết án về một trong các tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

– Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

– Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50 triệu đồng trở lên;

– Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

– Tái phạm nguy hiểm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng.

Như vậy người thực hiện hành vi đánh bạc có thể bị phạt tiền đến 02 triệu nếu bị xử lý vi phạm hành chính; phạt tiền đến 100 triệu hoặc phạt tù đến 07 năm nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Giáo viên đánh bạc bị xử lý kỷ luật như thế nào?” Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đánh bạc là gì?

Đánh bạc là hành vi tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự thắng (hoặc thua) kèm theo sự được (hoặc mất) lợi ích vật chất đáng kể (tiền, hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác).

Đánh bạc có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức phạt với các hành vi đánh bạc trái phép như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 – 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
– Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

Giáo viên có bắt buộc phải kê khai tài sản không

Theo Điều 34 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định về người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập như sau:
1. Cán bộ, công chức.
2. Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.
3. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Như vậy theo quy định trên, giáo viên không bắt buộc phải kê khai tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận