Hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

21/11/2021
Hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ? Dấu hiệu pháp lý của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.ph. Chống người thi hành công vụ phải chịu hình phạt như thế nào?
707
Views

Hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ? Dấu hiệu pháp lý của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.ph. Chống người thi hành công vụ phải chịu hình phạt như thế nào?

Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là một HÀNH VI VI PHẠM pháp luật; và người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy vào mức độ gây thiệt hại của hành vi mà người phạm tội lợi dụng chức vụ; quyền hạn trong khi thi hành công vụ sẽ phải gánh chịu những mức hình phạt khác nhau. Hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định pháp luật là bao lâu? Luật Sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn tại bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Điều 356 Bộ Luật hình sự quy định: “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ; quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước; quyền; lợi ích hợp pháp của tổ chức; cá nhân; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: (a) Có tổ chức; (b) Phạm tội 02 lần trở lên; (c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng”.

Theo quy định trên; Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi của người vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Dấu hiệu pháp lý của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 356 BLHS)

Khách thể của tội phạm với hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.

Mặt khách quan của tội phạm với hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Hành vi khách quan của tội này là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ.

Trong thực tế làm trái công vụ có thể là không làm trong trường hợp phải làm; và có điều kiện để làm hoặc làm nhưng không đầy đủ hoặc làm ngược lại quy định hoặc yêu cầu của công vụ. Quy định về công vụ có thể tồn tại trong các quy định của pháp luật; nội quy; chế độ; thể lệ của ngành hoặc địa phương.

Hành vi làm trái của người có chức vụ, quyền hạn phải gây ra những thiệt hại cụ thể cho lợi ích của nhà nước; của xã hội; quyền; lợi ích hợp pháp của công dân. Như vậy; hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Đây là loại tội phạm mà hậu quả nguy hiểm của nó rất đa dạng. Chúng có thể là những thiệt hại mang tính vật chất như tính mạng; sức khỏe; tài sản nhưng cũng có thể là những thiệt hại phi vật chất như uy tín; danh dự; nhân phẩm con người… Khi có hậu quả xảy ra thì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ bị coi là tội phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm với hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Động cơ vụ lợi là động cơ mưu cầu lợi ích vật chất cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm. Động cơ cá nhân khác trong thực tế có thể là động cơ củng cố địa vị, uy tín cá nhân hoặc quyền lực cá nhân mà không mưu cầu lợi ích vật chất. Động cơ phạm tội là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của tội này.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn.

Ngoài hai dấu hiệu pháp lý thông thường của chủ thể của tội phạm là độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự; người thực hiện hành vi phạm tội ở đây phải là người có chức vụ; quyền hạn theo quy định của điều 352 BLHS. Nếu người gây thiệt hại cho xã hội không có dấu hiệu về chức vụ; quyền hạn thì hành vi gây thiệt hại có thể cấu thành một tội phạm khác. Dấu hiệu về chủ thể đặc biệt chỉ yêu cầu người phạm tội; trong trường hợp đồng phạm thì những người đồng phạm khác như người tổ chức; người xúi giục; người giúp sức không cần dấu hiệu trên đây.

Hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định ra sao?

Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau:

Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; đ) Tái phạm nguy hiểm.

Lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận hối lộ sẽ bị phạt như thế nào?

Hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận hối lộ sẽ bị phạt từ 02 đến 07 năm tù nếu

  • Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm về tham nhũng mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Nhận lợi ích phi vật chất.

Hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận hối lộ sẽ bị phạt từ 07 đến 15 năm tù nếu

  • Có tổ chức;
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
  • Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận hối lộ sẽ bị phạt từ 15 đến 20 năm tù nếu

  • Của hối lộ là tiền, tài sản; hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

Hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận hối lộ sẽ bị phạt từ 20 đến chung thân; hoặc tử hình nếu

  • Của hối lộ là tiền, tài sản; hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp; tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ; cũng bị xử lý theo từng mức độ như trên.

Như vậy, bên cạnh hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Mức xử phạt đối với hành vi lạm dụng chức quyền nhận hối lộ được xem là rất nặng. Mức xử phạt thấp nhất là xử lý kỷ luật đối với hành vi nhận hối lộ dưới 2 triệu; tuy nhiên; xử lý kỷ luật là hình thức xử phạt nội bộ nơi người nhận hối lộ làm việc. Pháp luật hình sự đã quy định mức phạt nặng nhất đối hành vi nhận hối lộ là chung thân; thậm chí là tử hình. Đây được xem là mức phạt có tính chất răn đe rất cao; vì liên quan đến sự trong sạch, minh bạch trong các tổ chức, bộ máy.

Thông tin liên hệ Luật Sư 247

Trên đây là nội dung tư vấn về Hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sựluật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tội lừa dối khách hàng là gì?

Tội lừa dối khách hàng là việc một người trong hoạt động mua bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng; hoặc dùng thủ đoạn gian dối, khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích của khách hàng; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước. Nhằm thu lợi cá nhân.

Hành vi môi giới hối lộ là gì?

Bên cạnh hình phạt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Hành vi môi giới hối lộ là hành vi làm cầu nối cho bên nhận hối lộ và bên đưa hối lộ nhằm đạt được sự thỏa thuận về của hối lộ và việc làm hoặc không làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Môi giới hối lộ như một chất xúc tác; tạo điều kiện thuận lợi hơn; an toàn hơn cho hành vi hối lộ nói chung được thực hiện trót lọt.

Trong nhiều trường hợp; người môi giới thực hiện hành vi môi giới để kiếm lợi từ một trong hai phía hoặc từ cả hai phía: người đưa và nhận hối lộ. Thậm chí có những người đã coi môi giới là một nghề. Tất nhiên, do đưa hối lộ và nhận hối lộ là hành vi phi pháp nên “nghề môi giới” cũng được thực hiện một cách lén lút. Không chính thức. Và đây cũng là hành vi phạm pháp luật và được quy định là tội phạm thuộc bộ luật hình sự.

5/5 - (4 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận