Các trường hợp để xác định thời hạn của hợp đồng ủy quyền

31/10/2021
Các trường hợp để xác định thời hạn của hợp đồng ủy quyền
753
Views

Do vấn đề thời gian và công việc mà nhiều người bận rộn không thể thực hiện được các vấn đề thủ tục của mình, chính vì vậy họ cần ủy quyền để tiết kiệm thời gian của mình. Thời hạn của hợp đồng ủy quyền là vấn đề có nhiều rủi ro pháp lý kèm theo. Vậy các trường hợp để xác định thời hạn ủy quyền gồm những trường hợp nào? Có trường hợp nào liên quan đến vấn đề xác nhận tình trạng hôn nhân hay trích lục khai sinh, trích lục khai tử không? Mời bạn tham khảo qua bài viết sau đây của Luật sư 247.

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Khái niệm chung

Về ủy quyền

Ủy quyền là việc giao cho một người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp. Quan hệ ủy quyền thường là quan hệ giữa cá nhân với nhau mang tính chất tương trợ, giúp đỡ.

Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền. 

Về hợp đồng

Hợp đồng và luật hợp đồng là chế định cốt lõi của luật tư nói riêng và của toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung. Do đó, việc xây dựng một cách khoa học khái niệm hợp đồng cũng như các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh nó có ý nghĩa và vai trò quan trọng. 

Căn cứ pháp lý tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Về hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Quy định chung

Thời hạn thực hiện ủy quyền

Thời hạn thực hiện ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định

Trường hợp nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Quyền của bên nhận ủy quyền

Bên nhận ủy quyền có thể uỷ quyền lại cho người khác

Cụ thể, bên nhận ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong 02 trường hợp sau:

– Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

– Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

Trong đó:

+ Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

+ Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

– Bên ủy quyền:

+ Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại;

+ Nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào; nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý;

+ Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực; trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

– Bên được ủy quyền:

+ Trường hợp ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào; và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có;

+ Trường hợp ủy quyền không có thù lao; bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý.

Trường hợp để xác định thời hạn của hợp đồng ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận, hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận; và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm; kể từ ngày xác lập việc ủy quyền (Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015).

Theo đó, có 3 trường hợp để xác định thời hạn của hợp đồng ủy quyền.

– Thứ nhất, theo thỏa thuận cụ thể giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;

– Thứ hai, theo quy định cụ thể của pháp luật;

– Thứ ba, thời hạn ủy quyền xác định rõ là 01 năm nếu không thuộc các trường hợp nêu trên.

Như vậy, bên ủy quyền; và bên được ủy quyền có thể tự do lựa chọn một khoảng thời gian phù hợp để làm thời hạn ủy quyền.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Trình tự, thủ tục xin cấp trích lục bản đồ địa chính hiện nay“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Sau khi ly hôn, vợ chồng có phải tiếp tục cùng nhau trả nợ không?

Trường hợp nào bị phạt vi phạm hợp đồng?

Câu hỏi liên quan

Quy định về thời hạn ủy quyền?

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền

Chủ thể giao kết hợp đồng?

Người kết ước, hay chủ thể giao kết hợp đồng là các bên tham gia vào một quan hệ hợp đồng, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Trong một quan hệ hợp đồng, xuất hiện những cặp chủ thể tương ứng là người có quyền (trái chủ) và người có nghĩa vụ (thụ trái). Một trái chủ có thể có nhiều thụ trái và ngược lại, một thụ trái có thể có nhiều trái chủ. 

Các biện pháp xử lý khi vi phạm hợp đồng?

Để có thể xử lý có hiệu quả các vi phạm hợp đồng khi xảy ra, tùy theo tính chất sự việc, bạn có thể tiến hành một hoặc các biện pháp sau:
– Thương lượng – hòa giải
– Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết
– Yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận