Chắc hẳn ai cũng đã quen với cụm từ “vi phạm hợp đồng”. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, việc vi phạm hợp đồng là trường hợp không hiếm để tìm thấy. Mà vi phạm thì sẽ bị phạt. Tuy nhiên, để biết chính xác các trường hợp bị phạt vi phạm hợp đồng thì có thể không phải ai cũng biết. Vậy vi phạm hợp đồng là gì? Pháp luật quy định như thế nào về Trường hợp nào bị phạt vi phạm hợp đồng? Có liên quan đến các giấy tờ như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hay trích lục,… khi bị phạt vi phạm hợp đồng không? Mời bạn cùng tham khảo bài viết sau đây của Luật sư 247.
Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hợp đồng là gì?
Căn cứ pháp lý tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa hợp đồng như sau:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Đó là sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, cho thuê, mượn tài sản; hoặc về việc thực hiện một công việc, theo đó làm xác lập, thay đổi; hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên trong hợp đồng.
Các loại hợp đồng chủ yếu
Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ; và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi; hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Thế nào là vi phạm hợp đồng?
Vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là những nghĩa vụ đã được ghi nhận trong các điều khoản của hợp đồng; hoặc được pháp luật điều chỉnh hợp đồng đó quy định.
Hành vi vi phạm hợp đồng chỉ xảy ra khi hợp đồng được giao kết hợp pháp; và đã có hiệu lực pháp luật. Hợp đồng hợp pháp là hợp đồng thoả mãn các yếu tố căn bản như thể hiện sự tự do ý chí của các bên tham gia giao kết (không có dấu hiệu của ép buộc; hoặc lừa dối); hợp đồng được kí kết giữa các chủ thể có đầy đủ năng lực kí kết hợp đồng. Tùy theo từng loại hợp đồng cụ thể mà điều kiện về năng lực chủ thể có thể khác nhau. Hợp đồng không có đầy đủ các yếu tố trên sẽ vô hiệu; và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng.
Không thể coi là có hành vi vi phạm hợp đồng nếu bên thực hiện hành vi không có nghĩa vụ thực hiện hành vi đó. Chẳng hạn, trong hợp đồng mua bán hàng hoá, nếu bên bán hàng giao hàng trước thời hạn quy định, bên mua hàng có quyền không nhận và hành vi không nhận này không bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng bởi vì bên mua hàng không có nghĩa vụ phải nhận hàng trước thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.
Phạt vi phạm hợp đồng
Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
- Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
- Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm; và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Như vậy, việc phạt vi phạm chỉ đặt ra nếu có sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng. Có thể hiểu, nếu trong hợp đồng không có ghi nhận về vấn đề phạt vi phạm thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng đối với bên vi phạm. Còn đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự; cho dù các bên có thỏa thuận hay không; thì khi xảy ra thiệt hại; bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào bị phạt vi phạm hợp đồng?
Như phân tích ở trên, mặc dù các hợp đồng khác nhau sẽ quy định khác nhau về việc phạt hợp đồng. Tuy nhiên, việc phạt hợp đồng chỉ được áp dụng khi có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
Do đó, nếu trong hợp đồng có điều khoản quy định về thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng; thì các bên thực hiện theo thỏa thuận đó. Nếu không có thỏa thuận thì bên vi phạm sẽ không phải chịu phạt nếu vi phạm hợp đồng.
Tuy nhiên, dù không có thỏa thuận phạt vi phạm nhưng bên bị thiệt hại có thể yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho mình theo căn cứ Điều 13, Điều 360 và Điều 419 Bộ luật Dân sự.
Theo đó, bên có quyền có thể yêu cầu bên vi phạm hợp đồng bồi thường thiệt hại mà lẽ ra mình được hưởng do hợp đồng mang lại và yêu cầu bên vi phạm chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành hợp đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Trường hợp nào bị phạt vi phạm hợp đồng?“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102
Mời bạn đọc tham khảo:
Tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức hiện nay
Sau khi ly hôn, vợ chồng có phải tiếp tục cùng nhau trả nợ không?
Câu hỏi liên quan
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. (Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015)
Để có thể xử lý có hiệu quả các vi phạm hợp đồng khi xảy ra, tùy theo tính chất sự việc, bạn có thể tiến hành một hoặc các biện pháp sau:
– Thương lượng – hòa giải
– Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết
– Yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự
– Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng.
– Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều này.