Có được yêu cầu thay đổi thẩm phán quen biết với bị đơn không?

08/06/2021
1037
Views

Xin chào Luật sư: Tôi có cho một người vay 200 triệu với lãi suất 15%/năm, thời hạn vay là 02 năm. Hết thời hạn vay mặc dù tôi đã đòi nhiều lần như người đó chây ỳ không trả. Tôi đã thưa kiện lên tòa và được tòa án nhận đơn cũng như gọi 2 bên lên hòa giải. Lúc này nhờ 1 người khác tôi biết được thẩm phán vụ kiện này của tôi là bà con bên thông gia người tôi cho vay nợ. Vậy tôi có thể yêu cầu tòa án thay đổi để không cho vị thẩm phán đó xét xử vụ kiện của tôi được không? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư tư vấn về vấn đề yêu cầu thay đổi thẩm phán như sau:

Căn cứ pháp lý:

Người có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán

Theo quy định tại (khoản 14 Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự 2015); đương sự (bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan); có quyền thay đổi thẩm phán khi có căn cứ rõ ràng cho rằng họ không vô tư khi thực hiện nhiệm vụ.

Căn cứ để chứng minh Thẩm phán không vô tư khi làm nhiệm vụ là; ngoài các trường hợp luật định thì được chứng minh khi Thẩm phán có mối quan hệ tình cảm; quan hệ thông gia, quan hệ công tác,… với đương sự.

Thay đổi thẩm phán dân sự đúng lúc; đúng nơi sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự; góp phần nâng cao trách nhiệm của những người đứng đầu nền Tư pháp

Căn cứ thay đổi thẩm phán trong vụ án dân sự

     Điều 53 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định các trường hợp sau:

“Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.

2. Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.

3. Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc; quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

4. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.”

     Dẫn chiếu đến điều 52 ta có:

“Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.

2. Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền; và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.

3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”

     Như vậy tình huống của bạn có thể rơi vào trường hợp quy định tại khoản 3 điều 52 Bộ luật Tố tụng. Để có thể yêu cầu thay đổi thẩm phán giải quyết vụ kiện của bạn; bạn phải có căn cứ để chứng minh rằng người đó không vô tư; khách quan khi giải quyết vụ án. Ví dụ như người đó cố tình thiên vị bị đơn; gặp riêng bị đơn để tiết lộ những bí mật trong quá trình thi hành nhiệm vụ,…

Xem thêm: Bị bôi nhọ danh dự, khởi kiện đòi bồi thường như thế nào?

Thủ tục đề nghị thay đổi thẩm phán

     Điều 55 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thủ tục thay đổi như sau:

“1. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán; Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa, phiên họp phải được lập thành văn bản; trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng; hoặc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.

2. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi những người quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên tòa; phiên họp phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp.”

     Như vậy khi có căn cứ chứng minh vị thẩm phán đó không khách quan khi giải quyết vụ kiện của bạn; bạn có quyền yêu cầu thay đổi thẩm phán. Để thực hiện được điều này, bạn cần viết đơn đề nghị thay đổi; trong đó nêu rõ lý do và căn cứ đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng đó; kèm theo những tài liệu, giấy tờ, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là chính xác.

     Tham khảo thêm bài viết:

“Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Có được yêu cầu thay đổi thẩm phán quen biết với bị đơn không?“. Nếu có thắc mắc về Dịch vụ luật dân sự vui lòng liên hệ đến 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự?

Căn cứ (Khoản 1 Điều 47 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015); Chánh án Tòa tổ chức công tác giải quyết vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tiến hành phân công thẩm phán để trực tiếp xem xét; thụ lý và giải quyết vụ án dân sự.
Căn cứ (Điều 48 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015); Thẩm phán là người trực tiếp đứng ra xét xử một vụ án từ nhận đơn khởi kiện đến khi ra bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật.

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong trường hợp nào?

1.Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 46 của Bộ luật này;
2.Họ cùng thuộc trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
3.Họ đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án đó; trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh thì vẫn được tham gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
4. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Thư ký Toà án.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận