Xử lý như thế nào hai mẹ con chống người thi hành công vụ?

26/10/2021
Xử lý như thế nào hai mẹ con chống người thi hành công vụ
511
Views

Hai mẹ con bà Bông đến trụ sở UBND phường yêu cầu được nhận tiền trợ cấp, khi không được đáp ứng thì quay sang gây rối, chống người thi hành công vụ khiến người dân rất bức xúc. Hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào theo pháp luật? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:

Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Chống người thi hành công vụ là gì?

Với hành vi của 2 mẹ con bà Bông nêu trên; có thể xác định được ngay đây là hành vi chống người thi hành công vụ phạm vào tội chống người thi hành công vụ theo quy định của Bộ luật hình sự; vậy chống người thi hành công vụ là gì?

Chống người thi hành công vụ là hành vi cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của mình bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc là hành vi cưỡng ép người đó thực hiện hành vi trái pháp luật.

Có thể hiểu trước hết hành vi đó phải có dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực như đánh; trói, … hoặc hành vi đó phải dùng thủ đoạn khác (như lăng mạ; bôi nhọ hoặc vu khống..) cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật như cưỡng ép cán bộ kiểm lâm cho chở gỗ khai thác.

Hành vi của 2 mẹ con bà Bông có thỏa mãn tội chống người thi hành công vụ không?

Khách thể của tội chống người thi hành công vụ

Khách thể của tội này là xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công.

Đối tượng tác động của tội phạm này là người đang thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ; quyền hạn nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính Nhà nước nhất định.

Ở đây 2 mẹ con bà Bông đã có hành vi xâm phạm đến người đang thi hành công vụ cụ thể là những chiến sĩ công an.

Mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ

Tội này mặt khách quan có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Cụ thể người phạm tội có thể có những hành vi sau:

  • Dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm; đâm, chém)
  • Đe doạ dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe; uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ… Sự đe doạ là thực tế có cơ sở để người bị đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến thành hiện thực.
  • Các thủ đoạn khác là hành vi bôi nhọ; vu khống, đe doạ sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ.

Hành vi của hai mẹ con bà Bông đó là nắm tóc, cào cấu; cản trở người thi hành công vụ, gây mất trật tự công cộng.

Mặt chủ quan chống người thi hành công vụ

Mặt chủ quan là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật. Hai mẹ con bà Bông hoàn toàn biết mình đang cản trở người thi hành công vụ nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi.

Chủ thể của tội chống người thi hành công vụ

Chủ thể có thể là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Hai mẹ con bà Bông hoàn toàn có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Hành vi của 2 mẹ con bà Bông sẽ bị xử lý như thế nào?

Người có hành vi sẽ bị xử lý dưới 2 hình thức là truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử phạt vi phạm hành chính.

Xử lý vi phạm hành chính

Theo các quy định trên thì hành vi cản trở người thi hành công vụ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 20. Hành vi cản trở lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ.

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực;

b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.”

Hành vi của 2 mẹ con bà Bông nếu thỏa mãn cấu thành tội phạm như đã nêu trên thì có thể bị phạt tù đến 3 năm hoặc nhẹ hơn có thể bị phạt đến 5 triệu đồng.

Trách nhiệm hình sự

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nếu hành vi thỏa mãn các tội khác có thể bị xử lý về các tội như: Cố ý gây thương tích hay là thậm chí giết người.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Bài viết của chúng tôi mang tính chất tham khảo, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Dùng vũ lực là gì?

Dùng vũ lực là dùng sức mạnh thể chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện) tác động đến thân thể người khác làm người này không thể hoặc không dám kháng cự chống lại ý muốn và việc làm của mình. v..v.

Ngoài hình phạt chính là phạt tiền khi bị xử lý hành chính, còn bị xử lý bổ xung gì không ?

Ngoài hình phạt chính là phạt tiền thì người đó sẽ bị tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích thu được từ hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
Còn các hành vi chống đối khác thì không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung mà chỉ áp dụng phạt tiền.

Mức phạt tù cao nhất cho hành vi chống người thi hành công vụ là bao lâu ?

Mức phạt tù cao nhất với hành vi chống người thi hành công vụ là 07 năm tù. Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi thực hiện 1 trong các trường hợp sau.
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận