Thời hiệu theo bộ luật dân sự năm 2015

24/10/2021
Thời hiệu theo bộ luật dân sự năm 2015
856
Views

Thời hiệu là một vấn đề quan trọng mà các chủ thể luôn phải cân nhắc trong quan hệ dân sự. Pháp luật đặt ra thời hạn để các chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; khi kết thúc thời hạn đó sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể. Thời hạn này được gọi là thời hiệu. Cụ thể; bài viết dưới dây sẽ làm rõ Thời hiệu theo bộ luật dân sự năm 2015:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thời hiệu là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015; thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. Thông thường; các đối tượng của quan hệ dân sự chủ yếu là tài sản phục nhu cầu đời sống; tiêu dùng, sản xuất; kinh doanh của con người, do đó những tài sản này luôn có sự biến đổi; hao mòn theo thời gian.

Ví dụ: để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của mình khi bị hành vi của người khác xâm phạm; chủ sở hữu có quyền khởi kiện trong một thời hạn nhất định.

Việc đặt ra thời hạn đó để đảm bảo thuận lợi cho việc giải quyết; chứng minh tài sản và ý thức thực hiện quyền của chính chủ thể đó. Vì vậy; thời hiệu được đặt ra để ổn định các quan hệ dân sự; giúp chủ thể có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cũng như giúp Tòa án điều tra; thu thập chứng cứ khi giải quyết tranh chấp trong thời gian hợp lí. 

Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

Thời hiệu theo bộ luật dân sự năm 2015 được tình thế nào?

Thời hiệu hưởng quyền dân sự

Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự. Tức là; sau khi hết thời hiệu này, sẽ làm phát sinh quyền dân sự cho chủ thể trong những trường hợp mà pháp luật quy định. Ví dụ: Người bắt được gia súc bị thất lạc báo cho Ủy ban nhân dân xã và thông báo công khai.

Sau thời hạn 06 tháng kể từ ngày thông báo công khai mà không tìm được chủ sở hữu thì người bắt được có quyền sở hữu với gia súc đó. (Khoản 1 Điều 231 Bộ luật Dân sự 2015). Thời hiệu bắt đầu được tính từ ngày tiếp theo ngày người đó thực hiện thủ tục thông báo.

Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự

Khác với thời hiệu hưởng quyền dân sự; sau khi kết thúc thời hạn luật định, trong thời hiệu miễn trừ dân sự; người có nghĩa vụ được miễn trừ nghĩa vụ tương ứng với thời điểm kết thúc thời hạn. Khoản 2 Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó, thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn thực hiện nghĩa vụ đó. 

Tuy nhiên; loại thời hiệu này không được áp dụng đối với trường hợp chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu toàn dân không có căn cứ pháp luật và các quyền nhân thân không gắn với tài sản. 

Thời hiệu hưởng quyền dân sự; miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt. Thời hiệu cũng được tính liên tục trong trường hợp việc hưởng quyền dân sự; miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác.

Thời hiệu khởi kiện

Đây là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo quyền quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền; lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

Tuy nhiên; trong những trường hợp sau sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện nhằm đảm bảo tốt đa quyền, nghĩa vụ của các chủ thể, bao gồm: Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản; yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu (trừ trường hợp có quy định khác); tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai; và trường hợp khác do luật định. 

Khi bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần; hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện hay thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; hoặc các bên đã tự hòa giải với nhau; thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện trên. 

Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Đây là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền; và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân; lợi ích quốc gia, dân tộc; lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu. Cũng giống với thời hiệu khởi kiện; chủ thể trong thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự cũng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tuy nhiên quan hệ được giải quyết ở đây là việc dân sự, giữa các bên không có tranh chấp và không có tính phức tạp như khởi kiện vụ án dân sự. Thời hiệu này được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

Ví dụ: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm; kể từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015). Ngày bắt đầu tính thời hiệu là ngày kế tiếp của ngày mở thừa kế. 

Ngoài ra, khi xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện; yêu cầu trong phạm vi thời hiệu; hoặc chưa có người đại diện cho họ nếu họ không có năng lực hành vi đầy đủ thì khoảng thời gian xảy ra các sự kiện đó sẽ không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự; thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. 

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Thời hiệu theo bộ luật dân sự năm 2015” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Không áp dụng thời hiểu khởi kiện?

Theo quy định tại Điều 155 của BLDS năm 2015; thì thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:
– Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
– Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
– Trường hợp khác do luật quy định.

Thời hiệu bắt đầu khởi kiện vụ án dân sự được quy định thế nào?

Điều 162 BLDS 2005 quy định về các trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, theo đó, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp:
– Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
– Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
– Các bên đã tự hòa giải với nhau.

Thời hiệu khởi kiện là gì?

Điều 159 Bộ luật dân sự quy định thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện yêu cầu tòa giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Quy định về thời hiệu khởi kiện buộc các đương sự phải ý thức được việc bảo vệ quyền lợi của mình và sớm có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết; tránh tình trạng khởi kiện tuỳ hứng.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận